ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Hình 1: Phương pháp thụ tinh ống nghiệm

Tổng quan

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi đã sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản khác mà không thành công. Phương pháp được áp dụng cho  những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản nhưng vì bất kỳ lý do gì đó mà tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng ở điều kiện tự nhiên.

 Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được sáng tạo và phát triển bởi bác sĩ Robert G. Edwards, đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2010. Louise Brown là đứa bé đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1978. Với công nghệ tiên tiến, ngày nay tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Một nghiên cứu của Pháp ước tính có 66% bệnh nhân bắt đầu áp dụng phương pháp thụ tinh này và cuối cùng đã sinh con (40% trong quá trình điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại trung tâm và 26% sau khi gián đoạn thụ tinh trong ống nghiệm). Việc có con sau khi ngừng điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu là nhận con nuôi(46%) hoặc mang thai tự nhiên (42%).

Nguyên nhân vô sinh rất đa dạng và có cơ chế phức tạp. Vô sinh có thể đến từ cả nam và nữ. Phụ nữ chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây ra vấn đề vô sinh và nam giới cũng chiếm 40%. Vô sinh đến từ cả nam và nữ chiếm 10%, vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 10%. Vì vậy, đối với nhiều cặp vợ chồng, thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những cách thiết thực nhất để có con

Nguyên tắc

Thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên nguyên tắc tạo điều kiện để tinh trùng và trứng được thụ tinh trong ống nghiệm tạo phôi, sau đó phôi sẽ được cấy vào buồng tử cung của người phụ nữ để quá trình phôi làm tổ và phát triển được diễn ra hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.

Đối tượng:

Đảm bảo các điều kiện cơ bản về sức khỏe: Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Điều kiện cần thiết: người phụ nữ phải có ít nhất một vòi tử cung thông tốt, không có bất thường ở buồng tử cung, chu kì phải có trứng rụng.

Đặc biệt hỗ trợ điều trị cho các trường hợp nữ giới bị bất thường ống dẫn trứng, người có số lượng và chất lượng trứng thấp, phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân hoặc các cặp vợ chồng đồng tính,… và các trường hợp vô sinh ở nam giới do rối loạn chức năng tình dục, xuất tinh ngược, số lượng và chất lượng tinh trùng thấp,…

Các bước tiến hành

– Quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được diễn ra lần lượt qua 5 bước cơ bản sau:

– Dùng thuốc để kích thích buồng trứng sản xuất trứng nhiều hơn.

– Thu hoạch trứng từ các nang buồng trứng.

– Thụ tinh in-vitro.

– Chuyển trứng đã thụ tinh, phôi hoặc trứng và tinh trùng vào tử cung.

– Điều chỉnh hormone để hỗ trợ sự làm tổ và phát triển của thai.

Hình 2: Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Kích thích nang buồng trứng

Mục đích là để nhân tạo thành công 5-12 trứng trưởng thành dưới điều kiện được kiểm soát và theo dõi. Người phụ nữ sẽ được tiêm loại thuốc có bản chất là hormone gonadotropins để kích thích sự phát triển của các nang buồng trứng giúp sản xuất nhiều trứng hơn. Những quả trứng đó được hỗ trợ để trưởng thành, trứng càng lớn thì khả năng thụ tinh và mang thai thành công càng cao. Quá trình này thường mất khoảng 12 ngày.

Thu hoạch

Sự phát triển của các nang trứng được sự giám sát chặt chẽ qua việc siêu âm và xét nghiệm máu, đặc biệt là là nồng độ estrogen. Khi các nang chứa trứng chín và sẵn sàng để thụ tinh, người phụ nữ được tiêm 1 mũi hCG (một hormone tiết ra trong thai kì) để nội tiết tố được tiết ra. Mũi tiêm nhằm kích thích các nang giải phóng trứng.

Sau 36h, trứng được thu hoạch và quá trình đó được thực hiện trong bệnh viện khi người phụ nữ được gây mê nhẹ. Bào tương (chứa tế bào trứng) sẽ được lấy ra qua đường âm đạo (bằng kim và siêu âm).

Thụ tinh in-vitro

Lấy tinh trùng đã qua lọc rửa, cho thụ tinh với noãn trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Sau đó trứng được đặt trong điều kiện thích hợp để nuôi cấy và theo dõi.

Chuyển phôi vào buồng tử cung

Mục đích để phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung của người phụ nữ. Sau  khi đã chuẩn bị mọi điều kiện để buồng tử cung của người phụ nữ tiếp nhận phôi thì tiến hành bơm trứng vào buồng tử cung bằng catheter.

Điều chỉnh hormone để hỗ trợ sự làm tổ và phát triển của thai

Người mang thai được tiêm thuốc và đặt thuốc vào âm đạo để hỗ trợ cho sự làm tổ của thai. Thử thai 14 ngày sau khi chuyển phôi (xét nghiệm beta-hCG). Siêu âm 3 tuần sau nếu thử thai dương tính.

Chăm sóc sau liệu trình IVF

Người mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo cần được theo dõi sát xao trong quá trình mang thai. Người mang thai được khuyến cáo có chế độ chăm sóc, nghi ngơi và hoạt động hợp lí. Đặc biệt cần lưu ý các tình trạng không mong muốn của liệu trình như tác dụng phụ của thuốc, mang đa thai,…

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm