Chị Hiền là một người kinh doanh tự do ở Vinh, chồng chị năm nay 50 tuổi, là người gốc ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Long, Nghệ An.
Chuyện của họ như một “cổ tích” về nỗi khát khao có “giống vàng giống ngọc” nối dõi tông đường.
Cưới nhau năm 1993, cả hai sức khỏe tốt, vợ chồng mặn nồng và cứ thế “thả tự nhiên”. Song chờ mãi chưa thấy có em bé, họ bèn cất bước đi hỏi các bác sĩ về bệnh tình.
Bắt đầu từ năm 1994, họ đã trải qua một hành trình vất vả và tốn kém, có khi ứa lệ thất vọng rồi lại tràn bờ hy vọng. Mãi đến gần đây, trong những ngày cuối cùng của năm 2019 âm lịch, bé trai mới ra đời dưới bàn tay tài hoa của các bác sĩ Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ.
Hoá ra câu chuyện con cái, đúng là không chỉ có duyên trời, mà còn là vấn đề của các nỗ lực gồm cả trái tim, khối óc, cùng bàn tay lành nghề của các chuyên gia y học nữa chứ.
Anh Hùng nhớ lại: “Khi đi khám, bác sĩ bảo tôi có tinh trùng yếu, vợ tôi cũng “yếu” vài chức năng sinh nở nữa. Yếu thì tìm cách chữa cho nó khoẻ. Đi khắp các bệnh viện lớn và nổi tiếng của Việt Nam, từ TP HCM, ra Hà Nội. Chúng tôi cũng đến tận BV Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn, gặp cả chuyên gia hàng đầu “từ hồi BV còn ở đường Hoàng Quốc Việt” rồi. Cũng bơm trứng đủ kiểu rồi. Vậy mà kết quả vẫn… ra về tay trắng. Ngoài mất tiền, còn mất dần cả hy vọng và nụ cười nữa chứ. Tại sao mãi mà chưa “đậu” để có một quý tử như mơ ước nhỉ? Nhiều lần chúng tôi trăn trở suy tư”.
Họ trở về, vừa cầu xin các “bề trên” trợ giúp như một giải pháp tâm lý, vừa nghiên cứu tài liệu.
Đọc, hỏi dò các nơi, anh Hùng, chị Hiền lại động viên nhau tiếp tục hành trình tìm con. “Ta đi lần nữa, lần này chọn Bệnh viện có uy tín đặc biệt với người sáng lập là chuyên gia hàng đầu ở lĩnh vực này, người từng nổi tiếng cả nước qua các thành quả: lấy tinh trùng của tử thi giúp chị vợ góa sinh con, từng “gặn” “bắt” lấy “từng con” tinh trùng trong đường dẫn tinh của người bị liệt, giúp họ có các thiên thần bé trong nhà. Tại sao ta không quay lại đó một lần nữa”, anh Hùng nhớ lại thời điểm quyết tâm lần nữa.
Đúng như vợ chồng anh nhận định, qua thời gian, các y bác sĩ được đào tạo sâu hơn, tay nghề cao hơn, Bệnh viện năm xưa giờ đã thành BV Việt – Bỉ với sự hợp tác quốc tế sâu rộng, máy móc hiện đại kịp với công nghệ thế giới. Vì thế, “ca khó” năm xưa, giờ đã được thế hệ trẻ bắt tay vào với một tâm thế mới. “Họ đã tận tụy giúp đỡ chúng tôi, đúng tinh thần của những lương y như từ mẫu. Khi vợ tôi đậu thai, tôi như người lâng lâng trên mây, tôi không tin vào bản kết luận của bác sĩ nữa. Bây giờ cháu bé ra đời, tôi chỉ có thể nói là mỹ mãn rồi”. “Tôi bận quá, chưa có lúc nào ra tận nơi để cảm ơn và hậu tạ các y bác sĩ”, anh Hùng bộc bạch.
“Vợ chồng tôi đã đi khám chữa từ Bắc đến Nam! Giờ thì không còn gì để mơ ước nhiều hơn nữa!”, anh Hùng nhắc lại. Bố mẹ sinh được 4 người con, bà chị gái đầu, 3 con trai, trong đó anh Hùng là trai cả. Anh nói, các cụ và đại gia đình rất thoải mái động viên thôi, không bị hủ tục “bằng mọi giá phải có thằng cu chống gậy”. Tuy nhiên, trong sâu thẳm, nói gì thì nói, giữa phương trưởng thành đạt hôm nay, có “anh cu tí” thì còn gì toại nguyện hơn được nữa?!
Nguồn: Báo Dân trí