HÀNH TRÌNH MANG TÊN 4 GIỜ SÁNG VÀ 320KM MỖI NGÀY

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ đã đồng hành cùng gia đình em trong hành trình tìm kiếm con yêu. Hành trình mang tên “4 giờ sáng-320 km mỗi ngày”, và nay hạnh phúc đã mỉm cười với gia đình em, em đón con yêu vào lúc 14h05p ngày 11/10/2022. Con tên Nguyễn Minh Ngọc, tên ở nhà là Sam. Nay con gần 2 tháng tuổi, và là vitamin sống của cả gia đình.

Em với chồng về chung nhà năm 2018, đến cuối 2019 thì phát hiện vợ chồng em không thế có con tự nhiên. Đầu 2020 vợ chồng em quyết định làm IUI, nhưng có lẽ duyên con chưa đến, lần 1 IUI thất bại. Đang lúc hụt hẫng hoang mang không biết có nên làm IUI lần 2 không hay là chuyển sang IVF, thì vô tình em thấy bài viết của một bạn trên Facebook, đây cũng là cơ duyên của em đến với Bệnh viện IVF Việt Bỉ.

Hai vợ chồng em cũng suy nghĩ rất nhiều liệu bệnh viện có tốt như người ta nói, chi phí có cao không rồi kinh tế của mình có cho phép hay không. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra. Nên em đã vào trang Facebook của bệnh viện để tìm hiểu ở đây em biết được viện có nhiều chương trình, ưu đãi cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt hơn là đội ngũ y bác sĩ vô cùng nhiệt tình chu đáo. Vợ chồng em cũng tự tin hơn và quyết định chọn bệnh viện Việt Bỉ làm IVF.

Hai vợ chồng em cũng suy nghĩ rất nhiều liệu bệnh viện có tốt như người ta nói, chi phí có cao không rồi kinh tế của mình có cho phép hay không. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra. Nên em đã vào trang Facebook của bệnh viện để tìm hiểu ở đây em biết được viện có nhiều chương trình, ưu đãi cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt hơn là đội ngũ y bác sĩ vô cùng nhiệt tình chu đáo. Vợ chồng em cũng tự tin hơn và quyết định chọn bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt-Bỉ làm IVF.

Thế là hành trình 4h sáng 320 km mỗi ngày của vợ chồng em bắt đầu ở đây. Tháng 10/2021, vợ chồng em bắt đầu xuống thăm khám. Nhà em ở Lạng Sơn cách Hà Nội cũng khá xa, cũng vì lí do công việc của chồng nên em chọn những lần thăm khám sẽ đi về trong ngày. Để kịp giờ hành chính vợ chồng em đi chuyến xe sớm nhất, nên đến ngày xuống khám là cứ 4h sáng dậy chuẩn bị giấy tờ ăn sáng đến 4h30 phút xe lăn bánh. Tháng 10 đúng cái tháng mùa đông giá rét của miền Bắc, mà em là người miền trung (Huế) chưa thật sự quen với cái thời tiết này phải nói là tê tái. Chồng em chỉ đi cùng những lúc cần khám ngoài ra là em đi 1 mình. Một phần để tiết kiệm chi phí đi lại một phần chồng em còn phải đi làm, những mốc quan trọng cần phải ở lại thì em lại ở lại viện. Nên nhiều lúc cũng có chút tủi thân nhưng nghĩ đến con, đến những người thân trong gia đình luôn động viên, đến sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các y bác sĩ tạo động lực cho em vượt qua.

Trải qua quá trình kích trứng là một cái thở phào nhẹ nhõm, em là một đứa rất sợ kim tiêm sợ máu sợ đau cứ đụng đến là tụt huyết áp. Nên mỗi lần lấy máu em luôn nói câu cửa miệng “em ơi từ từ thôi nhé chị rất sợ kim”. Rồi em có lịch chọc trứng vào ngày 17/5 có sự trùng hợp nhẹ ở đây lại đúng là ngày sinh nhật của em. Sự trùng hợp này loé lên niềm tin tìm thấy con yêu ngày một gần hơn. Niềm vui đi đôi với sự hồi hộp lo lắng khi đợi kết quả tạo phôi, may mắn thay em được 9 phôi. Hành trình của em đến đây thì bị trì hoãn mất mấy tháng do dịch bệnh Covid-19, mãi đến 26/1/2022 nhằm 24, 25 âm lịch em mới được chuyển phôi là một trong những bệnh nhân cuối cũng của nằm ở lại viện, người chuyển phôi cho em là bác sĩ Dung.

Tết 2022 là cái tết đặc biệt và đáng nhớ, luôn mang trong mình cái tâm trạng thấp thỏm lo âu. Cái ngày em thử que 2 vạch rồi kết quả beta 937 là ngày tuyệt vời nhất với cả gia đình từ sáng đến tối đầy ắp tiếng cười.

Rồi đến quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày với em cũng không dễ dàng gì mấy. Mang thai đến tháng thứ 3 thì em bị Covid-19, may thay có bác sĩ Dung nhiệt tình hướng dẫn trộm vía em bé của em khoẻ mạnh, vì lần đầu làm mẹ nên có nhiều bỡ ngỡ. Thời gian cứ thế trôi qua nhẹ nhàng hàng tháng em đi siêu âm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cho đến tuần thứ 30 thì bác sĩ cho biết em bị thiếu ối trầm trọng phải nhập viện gấp. Em nhập bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng sơn thì bác sĩ thông báo cần mổ em bé ra vì ít ối sợ ảnh hưởng đến tim thai, nghe xong em như ngất lịm đi. Thế là người nhà em lại gọi cho Bs Dung nhờ tư vấn. Sau đó nhà em quyết định không mổ đưa em đi Phụ sản trung ương, em điều trị ở đây 9 ngày trong quá trình điều trị em nhận được thông tin khả năng thận em bé yếu rồi dây rốn hẹp, nghe như tiếng sét ngang tai. Đến ngày thứ 7 ối đã ổn định, nhưng vì bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân vì sao ít ối, vì sao ối lại về bình thường, lại phải đợi hội chẩn. Và rồi em nhận được kết quả em bé khoẻ mạnh, em được xuất viện từ phó giám đốc bệnh viện. Hạnh phúc vỡ oà mừng rơi nước mắt. Khi thai được 39 tuần 4 ngày thì em lại phải vào viện mổ gấp vì ối ít trong khi đó không có dấu hiệu chuyển dạ. Khó khăn chồng chất khó khăn trái ngọt em hái được là bé gái nặng 2,8 kg trộm vía con ra đời khoẻ mạnh.

Một lần nữa gia đình em gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện IVF Việt-Bỉ đặc biệt là bác sĩ Dung người đã chuyển phôi cho em, đồng hành cùng vợ chồng em trong suốt hành trình đến khi em sinh bé. Nhân đây em cũng muốn nói lời cảm ơn đến mẹ chồng em, bà mẹ chồng tuyệt vời luôn động viên em và chăm sóc em trong khoảng thời gian em nằm viện cũng như ở nhà. Em cũng muốn gửi đến các cặp vợ chồng hiếm muộn thông điệp của riêng em là “hãy đặt niềm tin vào bác sĩ mình chọn họ sẽ đưa bạn đến đích bằng phác đồ điều trị ngắn nhất”.

Chúc cho bệnh viện IVF Việt-Bỉ ngày càng phát triển càng có nhiều em bé Việt Bỉ hơn, và mong rằng sẽ có thêm em bé Việt Bỉ giữa lòng thành phố Lạng Sơn trong tương lai.

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm