RỐI LOẠN CƯƠNG – CHUYỆN DỄ ĐÙA KHÓ NÓI CÁNH MÀY RÂU

Rối loạn cương là tình trạng “cậu bé” không cương cứng, cản trở hoạt động tình dục, ảnh hưởng đến sự thân mật và ham muốn tình dục. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông rất ngại khi nói về tình trạng này một cách công khai.
Các quý ông cần nhận biết những dấu hiệu của rối loạn cương dương và đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không đủ khả năng hoặc khó duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp. Hầu hết các rối loạn cương dương đều liên quan đến chứng rối loạn về mạch máu, thần kinh, tâm lý và hoóc môn; việc sử dụng thuốc cũng có thể là một nguyên nhân. Bạn có thể bị bệnh nếu mắc phải các tình trạng sau đây:

     + Không thể cương cứng

     + Chỉ thỉnh thoảng có thể cương cứng

     + Có thể cương cứng nhưng không thể duy trì đủ lâu để có thể quan hệ tình dục.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn cương dương

Mỗi bệnh nhân bị rối loạn cương dương sẽ có một triệu chứng khác nhau, bạn nên chủ động nhận biết các biểu hiện bệnh sớm để có thể phát hiện và tìm cách điều trị. Các triệu chứng điển hình của rối loạn cương dương có thể kể đến như sau: Nam giới không có ham muốn tình dục: “cậu nhỏ” không thể cương cứng ngay cả khi được kích thích, dương vật thường trong trạng thái mềm xỉu, không thể cương cứng được.

– Có ham muốn nhưng không thể cương cứng: Nam giới không thể cương cứng được kể cả khi có ham muốn nên không thể tiến hành giao hợp cùng nữ giới.

– Thời gian cương cứng ngắn: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của người bị rối loạn cương dương, cậu nhỏ chưa kịp đưa vào âm đạo đã bị mềm hoặc đã đưa vào nhưng sau đó mềm và xỉu hẳn khiến cuộc yêu không trọn vẹn do thời gian cương cứng ngắn.

– Dương vật cương cứng nhưng không đúng lúc: Một số trường hợp nam giới sẽ gặp phải biểu hiện này trong hoàn cảnh tự nhiên ngay cả khi không kích thích (khi đang đi đường, nửa đêm, đang họp,…)

3. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn cương dương?

Tình trạng rối loạn cương dương thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 đến 70 với tỉ lệ 50%. Tỷ lệ nam giới dưới 40 tuổi bị bệnh chiếm đến 40%.

Hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới có xu hướng ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Những nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 20 cũng bị mắc bệnh và số lượng người mắc có chiều hướng tăng nhanh.

4. Nguyên nhân gây bệnh

          Những nguyên nhân gây rối loạn cương dương bao gồm:

– Các rối loạn làm giảm lưu lượng máu hoặc gây tổn thương đến các dây thần kinh trên dương vật.

– Sự tổn thương ở dây thần kinh dương vật có thể là kết quả từ phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng (đặc biệt là phẫu thuật tuyến tiền liệt), xạ trị, bệnh cột sống, bệnh tiểu đường, đa xơ cứng hoặc rối loạn thần kinh ngoại biên.

– Rối loạn nội tiết tố (như nồng độ thấp bất thường của testosterone) gây rối loạn cương dương.

– Các yếu tố khác bao gồm đột quỵ, thuốc lá, rượu và ma túy. Thuốc cũng thường gây liệt dương (đặc biệt là ở nam giới lớn tuổi) bao gồm thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc an thần, một số thuốc lợi tiểu và các loại thuốc bất hợp pháp. Dùng chất kích thích hoặc nghiện rượu, sử dụng thuốc lá.

Ngoài ra, các yếu tố tâm lý như bệnh tật, mệt mỏi và stress có thể tác động và gây khó khăn để đạt được sự cương cứng.

5. Điều trị hiệu quả rối loạn cương dương

Khi mắc rối loạn cương dương, đấng mày râu thường có xu hướng tự tin, ngại ngùng và ngại khám chữa. Tuy nhiên dưới sự phát triển của y học hiện đại, các chuyên gia và bác sĩ đã tìm ra cách điều trị căn bệnh khó nói này cho các quý ông.

Bệnh lý này nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao lên đến 80%. Vì vậy khi có biểu hiện bất thường bạn không nên chủ quan mà phải chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám. Nam giới không nên chần chừ, kéo dài thời gian bị bệnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, dương vật không thể cương cứng kể cả khi đã kích thích. Từ đó dẫn tới nguy cơ bị liệt dương, cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn càng thấp hơn.

Thông thường, đa số các trường hợp bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh thông qua tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc những tình trạng mạn tính hoặc bác sĩ nghi ngờ một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó có thể gây ra bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác như:

– Xét nghiệm máu: được thực hiện để đo nồng độ testosterone, giúp xác định các tình trạng có thể dẫn đến liệt dương tạm thời hoặc vĩnh viễn, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, nhiễm trùng.

– Xét nghiệm nước tiểu: như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra bạn tiểu đường hoặc một số bệnh lý khác.

– Siêu âm dương vật: giúp bác sĩ tìm ra các bất thường của dòng máu ở dương vật.

– Đo huyết áp ở chân và đánh giá các xung trong chân và bàn chân: có thể phát hiện vấn đề ở các động mạch.

– Kiểm tra tâm lý: bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi để kiểm tra chứng trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác có thể gây ra rối loạn cương dương.

6. Cách phòng ngừa rối loạn cương dương

Nam giới, đặc biệt là ở đàn ông lớn tuổi, cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng tránh rối loạn cương dương thông qua những việc làm cụ thể sau:

– Sinh hoạt, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.

– Tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc một môn thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe thể chất của mình; tập thể dục có thể làm giảm một phần nào đó tình trạng rối loạn chức năng cương dương, thông qua việc làm giảm stress, giúp bạn giảm cân và tăng lưu lượng máu.

– Tránh các tác nhân buồn phiền, lo âu để giữ tinh thần lạc quan;

– Bỏ rượu và chất kích thích: uống hoặc dùng quá nhiều các loại chất kích thích bất hợp pháp có thể làm trầm trọng thêm rối loạn cương dương trực tiếp hoặc bằng cách gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài.

– Cần đi khám ngay lập tức nếu phát hiện các triệu chứng để được chẩn đoán và xử trí sớm.

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm