SỨC KHOẺ PHỤ KHOA: “5 KHÔNG” ĐỂ TRÁNH XA VIÊM ÂM ĐẠO

Có khoảng 70% nữ giới đã hoặc đang mắc các bệnh liên quan hệ thống sinh sản, trong đó viêm âm đạo chiếm hơn một nửa. Viêm âm đạo (hay nhiễm trùng âm đạo) là bệnh lý viêm nhiễm ở âm đạo của phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ có 11% trong số những người mắc bệnh cho biết họ hiểu nguyên nhân và triệu chứng cơ bản của các bệnh nhiễm trùng hệ thống sinh sản, và có tới 61,2% người không đến bệnh viện kiểm tra khi mắc các bệnh liên quan đến hệ thống sinh sản. Bệnh có thể xảy đến với phụ nữ ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi sinh sản.

Các loại viêm âm đạo

Viêm âm đạo chia thành ba loại:

1. Viêm âm đạo do Trichomoniasis (Trichomonas là 1 tác nhân gây nhiễm trùng sinh dục thường gặp ở nữ giới, nhất là gây viêm âm đạo với các triệu chứng khó chịu)

2. Viêm nấm Candida âm đạo (còn gọi là viêm âm đạo do nấm men). Candida là loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, có kích thước nhỏ từ 2 -5 micromet, sống ở đường tiêu hoá, đường sinh dục của con người.

3. Viêm âm đạo do vi khuẩn.

Nếu để lâu trong thời gian dài không được điều trị, vi trùng có thể đi lên hệ thống sinh sản và “xâm nhập” vào khoang chậu, tử cung, ống dẫn trứng…, dẫn đến bệnh viêm vùng chậu mãn tính, viêm cổ tử cung và thậm chí là vô sinh.

Tại sao mùa hè dễ bị bệnh?

Mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh cao. Do thời tiết nóng bức và ra mồ hôi nhiều, vì thế khó giữ cho vùng tam giác khô ráo và vi khuẩn dễ sinh sản hơn. Ngoài ra, mùa hè là đỉnh điểm của hoạt động bơi lội và du lịch. Nước hồ bơi không hoàn toàn được khử trùng, ở trong các khách sạn nhỏ với điều kiện vệ sinh kém chất lượng…, Khăn trong khách sạn cũng có thể chứa vi trùng. Ngoài ra, một số phụ nữ thường ít vận động, mặc đồ lót chất liệu từ nilon gây bí hoặc có đời sống tình dục không sạch sẽ dễ bị viêm âm đạo.

BỆNH NHÂN VIÊM ÂM ĐẠO NÊN CHÚ Ý 5 KHÔNG

1. Không tự ý ngưng dùng thuốc vì bản thân cho rằng mình đã hết bệnh.

Trong quá trình dùng thuốc, nên thường xuyên kiểm tra, không tự ý dừng lại giữa chừng. Đôi khi, sự cải thiện hoặc biến mất của các triệu chứng bệnh không có nghĩa là viêm âm đạo đã được chữa khỏi, nấm Candida đã tạm thời bị ức chế, tuy nhiên một số gốc nấm Candida vẫn còn ẩn sâu chưa biến mất. Lúc này, việc dừng thuốc đột ngột có thể dễ dàng gây ra tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh. Bệnh nhân nên làm theo lời khuyên của bác sĩ để hoàn thành quá trình điều trị một cách tốt nhất. Trong thời gian dùng thuốc, nên đến bệnh viện để kiểm tra phụ khoa và thực hiện soi lậu bằng kính hiển vi. Trong ba tháng liên tiếp, kiểm tra phụ khoa và soi lậu không có gì bất thường xảy ra thì mới xem như đã trị bệnh thành công.

2. Không vệ sinh âm đạo quá thường xuyên

Viêm nấm Candida âm đạo phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm và thiếu oxy. Trong trường hợp bình thường, candida tương tác với các hệ vi khuẩn khác trong âm đạo để duy trì trạng thái cân bằng, cộng với khả năng tự làm sạch của cơ quan sinh sản nữ, viêm âm đạo do nấm hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, chất khử trùng… để rửa âm đạo quá thường xuyên, điều đó sẽ phá huỷ mối trường cân bằng bên trong âm đạo. Lúc này, nấm Candida có thể phát triển mạnh mẽ và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

3. Không dùng máy sấy tóc để sấy đồ lót.

Viêm nấm Candida âm đạo nhạy cảm với tia cực tím và cũng nhạy cảm với nhiệt. Phái nữ sẽ đặt nghi vấn làm thế nào để khử trùng đồ lót trong những ngày mưa? Thực tế, Viêm nấm Candida âm đạo rất nhạy cảm với nhiệt, nó có thể bị giết chết bằng cách dùng nước sôi giặt đồ lót trong 10 phút. Một vài người cho rằng hơi nóng có thể giết chết nấm candida, do đó họ dùng máy sấy tóc để sấy đồ lót. Điều này là hoàn toàn sai. Hơi nóng thổi ra từ máy sấy tóc không đạt đến nhiệt độ yêu cầu để có thể giết chết nấm Candida, hơn nữa vi khuẩn còn sót lại trên miệng của máy sấy tóc còn được thổi bám lên đồ lót. Điều này chẳng những không giết chết nấm Candida mà còn dễ dàng làm đồ lót bị nhiễm bẩn.

4. Không mua dự trữ các sản phẩm vệ sinh.

Một số phụ nữ thích mua hàng dự trữ. Họ thường mua nhiều các sản phẩm vệ sinh và dự trữ để dùng trong vài tháng. Nếu môi trường bảo quản không tốt, rất dể dàng bị nấm mốc xâm nhập. Do đó, cố gắng không mua để dự trữ, dùng một chiếc hộp kín để bảo quản riêng các sản phẩm vệ sinh, để ở nơi khô ráo thoáng khí. 

ĐẶC BIỆT KHÔNG ĐỂ BĂNG VỆ SINH TRONG TOILET HOẶC NHÀ TẮM.

5. Sử dụng đồ lót đúng cách, đồ lót cũng có tuổi thọ riêng.

Đồ lót của phụ nữ phải được thay ít nhất mỗi ngày 1 lần, và được thay mới sau thời gian 3 – 6 tháng sử dụng. Nếu đồ lót bị biến dạng hoặc đổi màu, phải nhanh chóng vứt bỏ, vì vi khuẩn ẩn trong sợi vải khó bị tiêu diệt, có thể gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo.

Do đó, nếu phụ nữ có các triệu chứng như tăng dịch tiết dịch âm đạo, ngứa bất thường và dịch tiết có mùi bất thường, hãy cảnh giác với viêm âm đạo. Tốt nhất không nên tự mua thuốc uống mà nên đi khám bác sĩ, làm các kiểm tra và xét nghiệm dịch bài tiết để xác định đúng bệnh mình đang mắc phải…, sau đó điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc và tái phát nhiều lần. Chú ý vệ sinh cá nhân mọi lúc, mọi nơi.

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm