CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TỐT NHẤT ĐỂ MANG THAI

Trang chủ Sức khỏe sinh sản CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TỐT NHẤT ĐỂ MANG THAI

Bạn đang lên kế hoạch để có thai tự nhiên hoặc chuẩn bị IUI, IVF, bạn nên có những thay đổi cho bản thân để có cơ hội sinh con khỏe mạnh nhất.

1. Liên hệ bác sĩ

– Gặp Bác sĩ trước khi bạn có thai, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh và đang sẵn sàng cho việc đó. Bác sĩ sẽ giúp bạn có những tư vấn và kế hoạch ngoài sự mong đợi và vô cùng cần thiết cho bạn

– Bác sĩ sẽ ‘thảo luận’ cùng vợ chồng bạn về sức khỏe hiện tại, tình trạng sức khỏe trong quá khứ, và thậm chí là sức khỏe của gia đình bạn (anh chị em ruột, cha mẹ, ông bà…cả những em bé trước đó của bạn). Vì một số vấn đề sức khỏe trong gia đình bạn có thể được truyền lại cho con cái (như Thaslassemia, bệnh mù màu, bệnh Hemophilia…), khi đó nhất thiết bạn cần tư vấn của một chuyên gia về di truyền.

– Bạn có thể cần đến một số xét nghiệm máu và cả tiêm vaccine trước khi mang thai

– Nếu bạn có đang sử dụng các loại thuốc, thảo dược hoặc các thuốc bổ cho sức khỏe, nên trao đổi với bác sĩ về việc có tiếp tục hay không vì chúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

– Các bệnh lí mãn tính như đái đường, tăng huyết áp, tuyến giáp, nên ổn định trước khi bạn có thai

– Nếu bạn có vấn đề về đau răng, lơi nên điều trị trước khi mang thai

– Giảm cân nếu bạn có tình trạng thừa cân, làm như vậy sẽ giảm nguy cơ biến chứng trong thai kì.

2. Ngừng hút thuốc, rượu và ma tý, hạn chế cafein vì chúng có thể:

– Làm cho bạn khó mang thai hơn

– Tăng nguy cơ lưu thai

– Nếu bạn cần giúp đỡ để bỏ thuốc lá, rượu hoặc ma túy, liên hệ với những Trung tâm có hỗ trợ dịch vụ đó

– Nghiện rượu hoặc uống rượu trong quá trình mang thai, có thể gây ra các vấn đề lâu dài cho em bé của bạn, chẳng hạn thiểu năng trí tuệ, các vấn đề về hành vi, học tập, hình thái gương mặt và dị tật tim…

– Nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc trong khi mang thai khiến trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn bình thường, ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ các bệnh lý cho trẻ. Bản thân người phụ nữ sau sinh cũng lâu phục hồi thể trạng hơn

– Nên cắt giảm lượng Cafein khi đang cố gắng mang thai (nhiều hơn 500ml cà phê hoặc 2l soda có chứa cafein) có thể dẫn tới khó mang thai hoặc lưu thai

3. Chế độ ăn cân bằng

– Tăng thực phẩm giàu Protein, trái cây, rau, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bạn khỏe mạnh trước khi mang thai. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ uống có ga, quá nhiều đồ ngọt, caffeine mà không có tư vấn của Bác sĩ

– Hạn chế lượng cá mà bạn ăn, vì nhiều loại cá có chứa thủy ngân có thể gây dị tật bẩm sinh nếu ăn số lượng lớn

– Nếu bạn thừa hoặc thiếu cân, tốt nhất nên cố gắng đạt được cân nặng lí tưởng trước mang thai

– Thừa cân khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh lí như tiền sản giật, sản giât, đái dường thai kì, thai lưu, dị tật bẩm sinh và mổ đẻ

– Không có gắng giảm cân khi mang thai, do nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé

4. Uống vitamin và Acid folic

– Hãy bổ sung vitamin và khoáng chất bao gồm ít nhất 400 microgam acid folic. Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh của em bé

– Bổ sung muốn nhất là 3 tháng trước mang thai

– Tránh dùng liều cao của bất kì Vitamin nào, đặc biệt là vitamin A,D,E và K bởi chúng có thể gây dị tật thai

5. Tập thể dục

– Tập thể dục trước khi có thai có thể giúp cơ thể bạn đáp ứng lại những thay đổi trong quá trình mang thai, giúp khỏe mẹ khỏe con

– Tham khảo các huấn luyện viên Gym và Yoga để có chế độ tập phù hợp với bà bầu. Các chương trình tập thể dục có thể kéo dài 30ph một ngày, và khoảng 3 tới 5 ngày cho 1 tuần, cả trước khi thụ thai và trong suốt thai kì

6. Nghỉ ngơi và thư giãn

– Khi bạn đang cố gắng mang thai, hãy thư giãn và giảm căng thẳng hết mức có thể. Có thể tham khảo thêm ý kiến Bác sĩ. Điều đó giúp bạn dễ mang thai và có một thai kì khỏe mạnh.

Nguồn bác sĩ: Luyện Thị Ngọc Dung

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •