Các kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh/tinh hoàn trong hỗ trợ sinh sản

Trang chủ Chuyên khoa nam học Vô sinh nam Chọc Pesa tìm tinh trùng Các kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh/tinh hoàn trong hỗ trợ sinh sản

 

Vô sinh không tinh trùng là tình trạng tinh dịch của bệnh nhân không tìm thấy tinh trùng. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân không có ống dẫn tinh (CBAVD), tắc đường dẫn tinh do viêm nhiễm, do triệt sản, chấn thương hoặc bệnh nhân không thể xuất tinh được. Chính vì lẽ đó, các kỹ thuật chọc hút tinh trùng được xem là cứu cánh cho các ông chồng không có tinh trùng nhưng vẫn mong muốn được làm cha.

Mục tiêu của chọc hút tinh trùng

Chọc hút được tinh trùng có chất lượng tốt nhất.

Chọc hút đủ số lượng tinh trùng để vừa sử dụng ngay cho ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng) vừa trữ lạnh dùng cho ICSI trong tương lai.

Giảm tối thiểu tổn hại trên đường dẫn tinh để không gây khó khăn cho việc chọc hút tinh trùng sau này hay cho phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh.

Các phương pháp chọc hút

Nhìn chung, chọn lựa kỹ thuật nào là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, trình độ của phẫu thuật viên và các trang thiết bị sẵn có tại mỗi trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm.

Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA)

Khái niệm: MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.

Săn sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 5 ngày. Kháng sinh phổ rộng (Ampicilline) trong 5 ngày. Thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng thường xuyên (2-3 lần mỗi ngày), giữ vết thương khô sạch.

Hút tinh trùng mào tinh qua da (PESA)

18-nam-bi-vo-cam-sung-nguoi-dan-ong-khong-tinh-trung-van-sinh-con-chinh-chu_202338569

 

Khái niệm: PESA là một phương pháp ít xâm lấn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn.

Săn sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu. Máu tụ bìu, nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (TESA)

Khái niệm: Đây là kỹ thuật đơn giản, chỉ cần dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.

Săn sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) một vài ngày.

Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.Máu tụ bìu nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

Phẫu thuật trích tinh trùng tinh hoàn (TESE)

18-nam-bi-vo-cam-sung-nguoi-dan-ong-khong-tinh-trung-van-sinh-con-chinh-chu_202338569

Khái niệm: Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán.Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

Săn sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 7 ngày. Kháng sinh phổ rộng (Ampicilline) trong 5 ngày. Thuốc giảm đau thông thường (paracetamol).

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng 2-3 lần mỗi ngày, giữ vết thương khô sạch. Viêm mào tinh- tinh hoàn có thể xảy ra.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •