KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN – NÊN HAY KHÔNG?

Trang chủ Khám tiền hôn nhân KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN – NÊN HAY KHÔNG?

Cuộc đời mỗi người, có 3 điều quan trọng nhất: Gia đình, tình yêu và sự nghiệp. Khi tình yêu đủ chín, các cặp đôi sẽ hướng đến hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi đang phân vân có nên khám sức khỏe tiền hôn nhân, bởi lẽ kết quả khám nhiều khi là câu trả lời liệu tình yêu của họ có đủ “chín” chưa… Sau đây là 2 câu chuyện có thật để mọi người ngẫm về câu trả lời:

1/ Cuối năm 2019, trong một lúc không kiềm được đã làm bạn gái mang thai. Sau đấy chúng tôi chụp hình cưới và lĩnh giấy chứng nhận kết hôn. Khi đó, sẵn tiện khám sức khỏe tiền hôn nhân, hai vợ chồng rút vài ống máu, cũng không có gì phiền phức. Bên nhau yên ổn tầm nửa tháng, vốn cứ nghĩ đây là sự khởi đầu tốt đẹp của một giai đoạn mới trong cuộc đời… Sau đấy, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại, hóa ra hai chúng tôi đều có gene Thalassemia (Bệnh tan máu bẩm sinh), còn là cùng loại, sẽ di truyền. Đứa trẻ chỉ có xác suất 25% là khỏe mạnh, còn lại là thể nhẹ hoặc không thể giữ… Vợ tôi lặng lẽ khóc, cả bầu trời như sập xuống. Sau đấy là mấy tháng đầy kinh hoàng và thấp thỏm. Sau hai lần vất vả chọc ối vì bé con không chịu hợp tác, cuối cùng cũng có kết quả kiểm tra, trộm vía em bé không sao. Nhưng 1 tuần sau đấy chúng tôi lại được thông báo kết quả xét nghiệm ADN của bé con có điểm bất thường, cần phải xét nghiệm lại máu hai vợ chồng. Két quả là di truyền nhiễm sắc thể đột biến DNA số 13 của tôi. May mắn, bác sĩ bảo căn cứ vào việc tôi bình thường thì đứa trẻ khả năng cao không có vấn đề gì hết. Cuối cùng thì trái tim của chúng tôi cũng được hạ xuống rồi. Tiếp tới thì an tâm dưỡng thai thôi, vợ tôi cũng đã bắt đầu tích trữ đồ trẻ em rồi! Chỉ là nếu như chúng tôi thật sự không thích hợp để có con, vậy chúng tôi có còn muốn kết hôn không? Tôi yêu em ấy, những khả năng cao là tôi sẽ không cùng em ấy kết hôn dù cho vấn đề đến từ tôi hay em. Nếu do tôi có vấn đề, tôi cũng không muốn làm lỡ dở một đời của của em. Chúng tôi cũng chỉ là một cặp đôi bình thường, cũng chỉ mong được hạnh phúc một cách bình dị thôi…

2/Tháng 9/2020, Phòng khám Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận nam bệnh nhân 28 tuổi, tới kiểm tra sức khỏe sinh sản. Người này đã có 2 con, cho biết nguyên nhân muốn kiểm tra là do khi xét nghiệm DNA, các con không cùng huyết thống với mình. Khi khai thác kỹ về tiền sử, bệnh nhân chia sẻ mặc dù đã cưới được 2 năm, những lần hai vợ chồng gần gũi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù thể trạng của bệnh nhân đúng với tuổi 28, nhưng cơ quan sinh dục lại như trẻ nam mới dậy thì: dương vật nhỏ, tinh hoàn 2 bên kích thước chỉ như 2 “hạt lạc”, bộ phận sinh dục gần như không có lông. Kết quả xét nghiệm chỉ ra hoàn toàn không có tinh trùng trong tinh dịch và lượng hormone sinh dục nam testosterone cũng ở mức như trẻ nhỏ. Xét nghiệm chuyên sâu phát hiện bệnh nhân mắc bệnh lý di truyền Klineifelter.

Bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị vô sinh do hội chứng Klineifelter. Thông thường, nữ giới có nhiễm sắc thể là 46, XX và nam giới có nhiễm sắc thể là 46, XY. Ở hội chứng Klineifelter, nam giới sẽ mang nhiễm sắc thể là 47, XXY. Nhiễm sắc thể X bị thừa can thiệp vào sự phát triển bình thường của nam giới trong bào thai và ở giai đoạn dậy thì. Nam giới khi mắc hội chứng Klineifelter có một số đặc điểm như: dậy thì muộn hoặc không dậy thì; chậm phát triển trí tuệ, ngực to, không phát triển cơ bắp, không có hoặc rất ít lông cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân gần như không có khả năng sinh con tự nhiên do 2 tinh hoàn không phát triển. Chỉ có khoảng 20 – 30% nam giới mắc Klinefelter may mắn có thể tìm được vài tinh trùng khi thực hiện vi phẫu thuật tìm tinh trùng trùng trong tinh hoàn, từ đó thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân để sàng lọc các bệnh lý di truyền. Bạn cũng đã có quyết định của chính mình rồi phải không?

VÌ SAO KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN?

✅ Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

✅ Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình.

✅ Khám sức khỏe trước khi kết hôn bao gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời để có kế hoạch điều trị sớm như viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh về đường sinh dục…

🌻 🌻 🌻 NỘI DUNG KHÁM

✅ Kiểm tra sức khỏe chung: Huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…

✅ Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, viên gan siêu vi B, sùi mào gà, nấm, viêm nhiễm…

✅ Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích…

✅ Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì như: cao huyết áp, tim mạch…

✅ Bệnh di truyền như: hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư, rối loạn đông máu…

✅ Bệnh truyền nhiễm: bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy…

🌻 🌻 🌻 KHÁM SỨC KHỎE SINH SẢN

         Đây là phần thăm khám không thể thiếu trong gói khám tiền hôn nhân. Bác sĩ sẽ thăm khám cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Ví dụ, với nam giới, bác sĩ sẽ khám hai tinh hoàn và những biểu hiện của sự phát triển tình dục như cương cứng, tinh dịch đồ… để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Với nữ giới, qua khám bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ phát hiện ra viêm nhiễm hay bất thường (nếu có) để hỗ trợ điều trị kịp thời trước khi kết hôn. Ngoài ra, bạn nên thực hiện khám chuyên sâu như:

✅ Với nữ giới: Siêu âm tử cung, buồng trứng để phát hiện những dấu hiệu bất thường như như u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, u xơ tử cung… Ngoài ra, bạn gái nên kiểm tra sớm để tầm soát ung thư vú.

✅ Với nam giới: Nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá và tiên lượng khả năng sinh sản, khả năng thụ thai tự nhiên. Nếu tinh dịch có dấu hiệu bất thường thì nam giới sẽ được hỗ trợ điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Trong trường hợp một trong hai người gia đình có thành viên có tiền sử bệnh liên quan đến dị tật, tâm thần, chậm phát triển thần kinh, bệnh di truyền… thì cần kiểm tra gen, nhiễm sắc thể.

✅ Ngoài ra khi đến khám, các bạn trẻ còn được tư vấn về giải phẫu học và sinh lý học cơ quan sinh dục nam và nữ, cơ chế thụ thai; Tình dục an toàn; những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

Theo bác sĩ các cặp đôi nên có kế hoạch khám trước khi cưới khoảng 3 – 6 tháng. Đặc biệt đối với những người dự định sinh con ngay, để đảm bảo sức khỏe cho con sau này. Việc tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ cũng được xem là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •