MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHÁM HIẾM MUỘN

Trang chủ Sức khỏe sinh sản MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHÁM HIẾM MUỘN

Thời điểm nào đi khám sức khỏe sinh sản đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn là thích hợp nhất? Cần làm những xét nghiệm nào? Những lưu ý gì trước khi đi khám…? Đây là những băn khoăn thường gặp của các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn về con. Để giải đáp những thắc mắc này, bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Bệnh viện CK Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ sẽ có những tư vấn cụ thể cho các cặp vợ chồng hiếm muộn sau đây.

1/ Với những cặp vợ chồng KHÔNG có tiền sử thai sản bất thường:
– Thời điểm khám thích hợp:
Vợ: Sau sạch kinh 2 tới 5 ngày (kiêng quan hệ tình dục – ăn sáng bình thường).

Chồng: Lần xuất tinh lần cuối cùng cách thời điểm đi khám 3 tới 5 ngày.

Ảnh: Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung tư vấn sức, thăm khám khỏe cho bệnh nhân.

– Các xét nghiệm cần thiết:
Vợ: Xét nghiệm máu kiểm tra nguy cơ các bệnh lây lan qua đường tình dục gồm Lao, Giang mai, HIV và Viêm gan B, nhóm máu (ABO và Rh), Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, Nội tiết tiên lượng dự trữ buồng trứng AMH, siêu âm tử cung phần phụ, gói xét nghiệm phụ khoa gồm soi tươi, Chlamidya, Tế bào học âm đạo cổ tử cung, soi cổ tử cung. Nếu các xét nghiệm bình thường, tâm lý bệnh nhân ổn định sẽ chụp phim Tử cung vòi tử cung (HSG).
Chồng: Xét nghiệm máu kiểm tra nguy cơ các bệnh lây lan đường tình dục (như trên), nhóm máu (nt), Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm hệ sinh dục nam, tinh dịch đồ.
Đây là thời điểm khám ưu tiên hơn hết vì hạn chế được số lần bệnh nhân đi lại và đánh giá được gần hết sức khoẻ sinh sản hai vợ chồng.
Vợ vào ngày 2, 3, 4 của chu kì kinh (đang bị hành kinh), kiểm tra 6 chỉ số nội tiết đánh giá hoạt động sinh noãn và siêu âm đếm nang thứ cấp (AFC).
2/ Với những cặp vợ chồng CÓ tiền sử thai sản bất thường (thai sinh hoá, sảy thai, lưu thai, thai không phát triển, sinh con bất thường)
– Ngoài những xét nghiệm như mục 1, vợ chồng sẽ được tư vấn sàng lọc nguyên nhân dẫn đến thai sản bất thường.
– Tiền sử liên quan thai sản bất thường (bệnh lý di truyền bố mẹ, gia đình, anh chị em, các con hiện có, bệnh lý mẹ ban đầu hoặc phát sinh trong quá trình mang thai, quá trình quản lý thai nghén trước đó để phân loại thai sản bất thường).
Xét nghiệm: Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể cho cha mẹ nếu chưa định hướng được bất thường di truyền của thai. Sàng lọc di truyền bệnh cụ thể cho cha mẹ nếu định hướng được bệnh của thai (Thalssemia, loạn sản sụn xương…). Bệnh lý Gen đông máu Thrombophilia, kết hợp kiểm tra hình thái buồng tử cung.
Sau khi có kết quả đầy đủ, Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và định hướng điều trị cho 2 vợ chồng.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •