Ung thư buồng trứng

Trang chủ Sức khỏe sinh sản Ung thư buồng trứng

Ba bệnh ung thư phổ biến nhất thuộc về cơ quan sinh dục nữ là ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng. Trong đó, ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là căn bệnh đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Theo số liệu thống kê năm 2000, ở Hà Nội có 4.4/100.000 dân và 3.7/100.000 ở T.P Hồ Chí Minh mắc ung thư buồng trứng. Hơn thế, bệnh ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ hậu mãn kinh, tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 60 tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ung thư tế bào mầm ở những phụ nữ trẻ hơn khoảng 18 – 20 tuổi. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh này là những phụ nữ mang thai muộn, bắt đầu kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng và lạc nội mạc tử cung.

Hình ảnh 1: ung thư buồng trứng

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản đặc biệt quan trọng của phụ nữ. Mỗi người phụ nữ bình thường đều gồm hai buồng trứng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương một hạt thị.

Chức năng của buồng trứng là sản xuất ra trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và tiết ra nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone. Hai loại nội tiết tố này có tác động đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ và tham gia vào điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cũng như thai kỳ. Khi buồng trứng có những bất thường thì hoạt động chức năng của cơ thể bị suy giảm.

Ung thư buồng trứng là sự phát triển của các tế bào ác tính bị phát sinh từ buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Và các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó. Trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô buồng trứng. Ung thư phát sinh từ bên trong buồng trứng như ung thư tế bào trứng (khối u tế bào mầm) hoặc các tế bào hỗ trợ (dây sinh dục, mô đệm) thì thường ít gặp hơn. Ngoài ra còn có các bệnh ung thư như u lympho buồng trứng cực kì nguy hiểm xuất phát từ những tế bào bạch huyết trong buồng trứng

Hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Việc phát hiện chính xác giai đoạn của bệnh ảnh hưởng rất lớn tới tiên lượng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn. Sự phân loại này dựa trên mức độ lây lan và tiến triển của bệnh.

Hình ảnh 2: Ung thư buồng trứng

Ở gia đoạn 1, khối u được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lây lan ra các bộ phận khác đồng thời cũng là giai đoạn dễ nhất để điều trị.Ở giai đoạn này, nếu tuân thủ theo đúng phương pháp và quy trình điều trị của bác sĩ thì người bệnh có tới 90 cơ hội sống trên 5 năm.

Sang giai đoạn 2, khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng các tế bào ung thư đã có sự xâm lấn sang các cơ quan lân cận buồng trứng trong xương chậu như tử cung, vòi trứng…Giai đoạn 2 có nghĩa là khối u thực sự đã tiếp xúc và lan truyền đến các cơ quan khác gần đó. Theo tiên lượng của các chuyên gia thời gian sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng của giai đoạn này là 70%. Vì thế, dù bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn 2 thì vẫn còn rất nhiều hy vọng. Điều quan trọng là luôn thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Khi ung thư buồng trứng chuyển sang giai đoạn 3, ung thư đã có sự lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng như buồng trứng, niêm mạc của bụng,… hoặc hệ thống các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Theo thống kê, có tới 51% các trường hợp phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng đã bước sang giai đoạn 3 của bệnh. Ở giai đoạn này, tỷ lệ người bệnh sống trên 5 năm giảm còn 39%.

Giai đoạn 4 là giai đoạn tiên tiến nhất của ung thư buồng trứng. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, bởi khối u đã di căn tới gan và các cơ quan ngoài của ổ bụng và thậm chí đã có sự xuất hiện của các tế bào ung thư trong dịch màng phổi (từ khoang bao quanh phổi). Cuối giai đoạn này, các tế bào ung thư còn di căn tận vào các hạch bạch huyết nằm ở háng. Khi đã ở giai đoạn này, việc điều trị rất khó khăn và hiệu quả không rõ nét vì khối u đã di căn xa.

Việc điều trị ung thư buồng trứng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khỏe chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, hóa trị…Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Việc điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh, đây cũng là yếu tố quyết định tiên lượng sống cho bệnh nhân. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư buồng trứng mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho chị em phụ nữ. Đừng sợ phát hiện ra bệnh vì phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả. Khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ hay trong đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên chủ động đi khám tầm soát ung thư sớm. Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.

Bệnh ung thư buồng trứng cũng giống như đa phần các bệnh ung thư khác, đều không có triệu chứng hay dẫu hiệu sớm, thường phải đến giai đoạn muộn bệnh mới tiến triển và biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu sinh hoạt thường ngày bạn thấy có một số vấn đề về sức khỏe có thể liên quan tới ung thư buồng trứng thì nên đi kiểm tra để đảm bảo và yên tâm về tình trạng hiện tại của bản thân.

Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như buồng nôn, tiêu chảy hay táo bón
  • Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép lên bang quang
  • Ăn kém, thường xuyên có cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu ký kinh nguyệt.
  • Bị đau khi quan hệ tình dục.

Do mọi người thường không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe định kỳ, do vậy các bệnh mắc phải thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Người bệnh bị lỡ mất giai đoạn vàng trong điều trị. Đặc biệt với những bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng, việc điều trị ở giai đoạn muộn thường không đem lại nhiều ý nghĩa mong đợi cho bệnh nhân, tăng gánh nặng chi phí và tinh thần cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •