Vô sinh do suy buồng trứng

Trang chủ Sức khỏe sinh sản Vô sinh do suy buồng trứng

Bệnh “Suy buồng trứng”

Buồng trứng là nơi nuôi dưỡng, diễn ra sự phát triển của trứng, giúp trứng chín và thụ tinh được. Hơn thế buồng trứng còn tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp của nữ ở tuổi dậy thì và cho sự trưởng thành và duy trì các cơ quan sinh dục ở trạng thái chức năng trưởng thành của các cơ quan này. Progesterone tạo sự chuẩn bị cho tử cung mang thai, và tiết sữa ở tuyến vú. Các chức năng của progesterone cùng với estrogen làm thúc đẩy những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong nội mạc tử cung. Cũng như bất kì bộ phận nào trong cơ thể, buồng trứng cũng có “tuổi” và cũng đến giai đoạn bị “lão hóa”. Thông thường, buồng trứng có dấu hiệu lão hóa khi người phụ nữ ở vào thời kì mãn kinh. Lúc này, hai buồng trứng không hoạt động được như bình thường. Lão hóa buồng trứng (hay còn được hiểu là suy buồng trứng sớm) chỉ tình trạng mất chức năng bình thường của buồng trứng trước tuổi 40. Nếu buồng trứng suy, nó không sản xuất số lượng hormone estrogen và trứng bình thường. Vô sinh là một kết quả chung của tình trạng này.

Suy buồng trứng khác với mãn kinh sớm. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên trong nhiều năm và thậm chí có thể có thai. Phụ nữ mãn kinh sớm với dừng có thời gian và không thể có thai.

Suy buồng trứng nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ
Hình ảnh 1: Suy buồng trứng nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ

 

Nguyên nhân suy buồng trứng

Có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân tự phát và nguyên nhân thứ phát:

  • Nguyên nhân tự phát:
  • Một số phụ nữ gặp rối loạn trong chu kì kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) thì cũng có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm. Khi kinh nguyệt không đều, lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi, dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ lão hóa buồng trứng.
  • Do bị khuyết tật nhiễm sắc thểXảy ra với những người giới tính nữ mắc hội chứng Turner – chỉ có một nhiễm sắc thể X thay vì là hai, hoặc là bị hội chứng X dễ vỡ khiến cho buồng trứng bị suy. Nguyên nhân này phần lớn là do sự di truyền. Do vậy nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh suy buồng trứng thì chị em cần đặc biệt chú ý.
  • Do bị nhiễm chất độc: Trong quá trình điều trị một căn bệnh nào đó phải dùng hóa trị hay điều trị xạ trị, hay do hít phải khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, hóa chất quá nhiều vô tình lại là độc tố làm ảnh hưởng đến buồng trứng và hình thành lên bệnh.
  • Do mắc bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch ở cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại mô buồng trứng của chính cơ thể.
  • Yếu tố tuổi tác:thông thường những người phụ nữ lập gia đình muộn và có con muộn từ 35 tuổi trở ra 45 tuổi sẽ rất dễ bị mắc căn bệnh này. Bởi vì cơ thể con người càng nhiều tuổi càng lão hóa và buồng trứng cũng vậy nó cũng bị già đi, trứng sản sinh ít hơn, rụng cũng thưa thớt hơn thậm chí là còn bị lép.
  • Nguyên nhân thứ phát:
  • Nạo phá thai: Nạo phá thai không những ảnh hưởng đến tử cung mà nó có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng. Số lượng và chất lượng trứng sẽ không được đảm bảo. Nếu liên tục nạo phá thai, đặc biệt là phá thai không đảm bảo an toàn thì khả năng viêm nhiễm buồng trứng, cắt bỏ một bên buồng trứng hoàn toàn có thể xảy ra, về lâu dài sẽ dẫn đến suy buồng trứng sớm.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục: Không giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, có quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục, nhiễm virus herpes… đều có thể là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến buồng trứng thì nó sẽ làm suy giảm khả năng hoạt động của buồng trứng, dẫn đến suy buồng trứng sớm.
  • Sử dụng biện pháp kích trứng: Kích trứng là biện pháp để tăng khả năng có thai vì tác dụng chính của thuốc kích thích rụng trứng là kích thích buồng trứng tạo ra nhiều nang noãn, làm cho nang noãn chín và vỡ ra để trứng phóng ra ngoài, đi vào vòi trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Nhưng nếu quá kích thì sẽ nhiều nang noãn ở buồng trứng cùng phát triển và gây ra sự ứ dịch trong bụng, ảnh hưởng đến các cơ quan trong ở bụng. Thậm chí, các biến chứng này còn có thể gây ra xoắn (buồng trứng to quá phát), chảy máu buồng trứng…

Dấu hiệu suy buồng trứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy buồng trứng sớm tương tự như thời kỳ mãn kinh và điển hình là sự thiếu hụt estrogen. Chúng bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo
  • Khó chịu hoặc khó tập trung
  • Giảm ham muốn tình dục…
Dấu hiệu của suy buồng trứng
Hình ảnh 2: Dấu hiệu của suy buồng trứng

Biện pháp chữa trị suy buồng trứng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cả mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ tìm ra phác đồ phù hợp nhất để chữa trị.

Nếu như bị thiếu hụt estrogen: Việc cần thiết phải ngăn ngừa hệ lụy bị loãng xương và làm giảm các triệu chứng người bệnh gặp phải như: đau bụng, nóng ran. Sau đó phải tiến hành thay thế những estrogen buồng trứng đã bị ngưng sản xuất, bằng cách dùng thuốc estrogen dưới dạng viên hoặc dưới dạng gel hay miếng vá để khôi phục lại chức năng của buồng trứng. Đồng thời bổ sung progesterone để bảo vệ cho nội mạc tử cung tức là niêm mạc tử cung ở người nữ.

Bổ xung Can-xi và vitamin D, Omega 3: Đây là ba chất dinh dưỡng rất quan trọng để ngăn ngừa sự loãng xương, yếu xương có thể bổ sung bằng thuốc hoặc dưới dạng thực phẩm ăn hàng ngày.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tích cực nào có thể cải thiện khả năng sinh sản của những người mắc bệnh suy buồng trứng. Hầu hết mọi người đều phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tân tiến tại các bệnh viện chuyên sâu.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •