Nguồn: Báo Phụ nữ
Sáng 1/7 tại hai miền Nam – Bắc, hội tụ những chuyên gia hàng đầu trong cả nước về chữa trị vô sinh để tư vấn cho độc giả báo Phụ nữ TP.HCM.
Mặc dù rất bận với công việc chuyên môn, cũng như việc nắm giữ vai trò Phó Giám đốc BV Từ Dũ TP.HCM – TS.BS. CK2 Nguyễn Bá Mỹ Nhi vẫn nhiệt tình giải đáp tất cả những thắc mắc cả về pháp lý lẫn chuyên môn cho độc giả của báo.
Đồng thời, ThS-BS Lê Thị Minh Châu (Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM) cũng dành cả buổi sáng để giúp những gia đình thêm vững bước trong hành trình tìm kiếm mụn con!
Bên cạnh đó, TS-BS Lê Vương Văn Vệ – Giám đốc Trung tâm Nam học và hiếm muộn Việt – Bỉ cũng đã trả lời hàng loạt những câu hỏi tiêu biểu nhất mà bạn đọc gửi đến liên quan đến vấn đề này.
“Có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến việc vô sinh, hiếm muộn mà mỗi người là mỗi trường hợp khác nhau: Có thể do chồng; do vợ; nhưng cũng có thể do cả hai. Có những bệnh chữa được, phần lớn là chữa được! Nhưng cũng có những bệnh hiện nay khoa học bất khả kháng.
Vì vậy, nếu các bạn kết hôn sau một năm mà chưa có con (hoặc 6 tháng cho những phụ nữ sau 35 tuổi) nên đến trung tâm hiếm muộn để kiểm tra sức khỏe sinh sản để bác sĩ có lời khuyên cụ thể cho từng cặp đôi”, bác sĩ Vệ khuyên.
Câu hỏi: (Việt Tiến, 35 tuổi, Quận 1, TP.HCM): Em đã bơm thông vòi trứng sau đó đã kích trứng 2 chu kì rồi nhưng vẫn chưa đậu thai. Em muốn hỏi kích trứng bằng thuốc Clomid tối đa là bao nhiêu chu kì? -Kết quả xét nghiệm nội tiết ngày 3 chu kì của em như sau: FSH 7mU/ml;LH 5,1 mU/ml;Progesterone 0,2 ng/ml;Estradiol 6pg/ml. Ngày thứ 27 chu kì xét nghiệm Prolactin 12,8 ng/ml. Bác sĩ cho em được biết những lượng nội tiết trên em bị thiều/hụt gì nữa ạ.
– Xin hỏi thuốc Progynova 2mg bắt đầu uống vào ngày mấy chu kì và uống đến ngày mấy thì ngưng ạ. -Có kinh lượng máu rất ít chỉ vỏn vẹn 2 ngày là sạch,hay bị đau rưng rức bụng dưới rốn,dùng tay ấn vào thấy đau. Đi siêu âm thì bác sĩ nói bình thường. Kính mong bác sĩ giải đáp dùm. Em xin chân thành cảm ơn!
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Bạn đã kích trứng làm IUI nhưng bạn không nói có dùng FSH hay chỉ dùng Clomid thôi. Nếu dùng Clomid thì khả năng tạo nên noãn rất ít, thường chỉ 1 đến 2 noãn trong 1 chu kỳ nên kết quả của IUI không cao.
Kết quả xét nghiệm nội tiết của bạn bình thường, không có gì đặc biệt. Còn đau vùng tiểu khung khi hành kinh là chuyện thường xảy ra ở phụ nữ.
Hơn nữa, bạn đã bơm thông vòi trứng, tôi cho rằng khả năng lưu thông vòi trứng của bạn không được tốt. Nếu bạn làm IUI khoảng 3-5 chu kỳ có sử dụng FSH mà không kết quả nên chuyển sang làm IVF. Chúc bạn may mắn.
Câu hỏi (Nguyễn Thị Sen, 30 tuổi): Bác sĩ cho tôi hỏi khi người đàn ông gặp vấn đề về hiếm muộn họ thường có tâm lí e ngại, không hợp tác với vợ. Vậy ngoài biện pháp chuyên môn bác sĩ có biện pháp tâm lí nào không ạ?
TS. BS Lê Vương Văn Vệ : Thông thường đàn ông luôn thể hiện sức mạnh của mình, hầu như không bao giờ nói về những yếu kém trong mọi lĩnh vực, kể cả vô sinh. Nhưng thông thường, khi đối mặt với vô sinh thì người ta hay cởi mở, tuy vậy có một số ít sự cởi mở và hợp tác không cao. Thông thường các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều có phòng tư vấn hỗ trợ cho những cặp vô sinh, hiếm muộn.
Nếu chồng bạn hoặc bạn ngần ngại đi khám hiếm muộn thì có thể gặp bác sĩ tư vấn trước khi khám để bác sĩ tư vấn cho chồng bạn về hiếm muộn, phân tích những điều cần thiết và những điều có lợi khi hợp tác với thầy thuốc trong quá trình khám, chữa bệnh.
Câu hỏi (Nguyễn Hải Hà, 40 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Xin chào bác sĩ, tôi đã có một cháu trai nhưng vừa rồi cháu bị tai nạn và không còn khả năng đi lại. Gia đình tôi có nguyện vọng sinh thêm một cháu nữa. Tuy nhiên, tôi đã 40 tuổi. Tôi tập thể dục hàng ngày, có lối sống lành mạnh và điều độ. Vậy khả năng thụ thai của tôi là bao nhiêu phần trăm và nếu có thì con của tôi có ảnh hưởng gì không?
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Bạn năm nay đã 40 tuổi, tuổi này vẫn có khả năng sinh sản. Tôi đã từng chữa cho 1 bác sĩ 54 tuổi sinh đôi và 2 cô cũng bằng tuổi đã làm mẹ. Để đánh giá khả năng sinh sản của bạn, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Sau khi có kết quả, thầy thuốc chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn phương pháp nào để có con.
Riêng cháu bé liệt nửa người nếu sau này nuôi dưỡng bình thường cháu vẫn trở thành cha sinh học. Khả năng này trong tầm tay của các nhà hỗ trợ sinh sản. Tôi đã từng chữa cho 1 cậu liệt nửa người do tai nạn giao thông, sau 18 năm, vẫn có con bình thường. Chúc bạn may mắn, chóng có em bé.
Câu hỏi: (Minh, 28 tuổi, Vũng Tàu): Xin chào bác sĩ. Tôi có gia đình được 1 năm vẫn sinh hoạt bình thường nhưng chưa thấy có tin vui. Cách đây 6 tháng tôi có đi khám BV kết quả là kêu bình thường, không bị viêm nhiễm, tử cung rất tốt, qua siêu âm buồng trừng bình thường. Xin BS cho tôi lời khuyên và nếu đi khám thì khám như thế nào cho chính xác ạ?
TS. BS Lê Vương Văn Vệ : Để có thai trứng và tinh trùng phải bình thường, bạn đã kiểm tra sức khỏe sinh sản được coi là bình thường nhưng không biết tinh trùng của chồng như thế nào, có bình thường hay không?
Để trả lời câu hỏi, bạn cần đưa chồng đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Sau khi có kết quả, các thầy thuốc sẽ có câu trả lời chính xác cho bạn.
Câu hỏi (Minh, 28 tuổi, Vũng Tàu): Em năm nay 32 tuổi lập gia đình được 2 năm. Năm 2014, em mổ thai ngoài tử cung cắt vòi trứng mang thai bên trái, đến nay vẫn chưa có con trở lại. Năm 2015, em có đi khám được bác sĩ trả lời bình thường em: tử cung DAP 29 mm, nội mạc 7,9 mm, FSH 5,28mlU/ml , LH: 4,59mlU/ml,
Testosterone: 0,193 ng/ml, prolactin: 26,71 ng/ml, SHBG: 44,44 nmol/L, estradiol: 42,29pg/ml, chụp phim tử cung vòi trứng bình thường nhưng mà em được các bác sĩ mổ cho em năm 2014 nói là vòi trứng của em dài, dạo này kinh nguyệt của em cũng thất thường siêu âm hôm tháng 5 thì được bác sĩ bảo là tử cung nhỏ và nội mạc mỏng nhưng không nói là bao nhiêu Chồng: kết quả tinh dịch đồ Ph: 7,5 , mật độ: 30 * 10^6,
TỔNG SỐ TINH TRÙNG : 120 * 10^6, tiến tới: 22%, không tiến tới 11%, không di động 67%, tỷ lệ sống 35%,hình dạng bình thường 4% vậy xin hỏi bác sĩ em có thể điều trị bằng phương pháp nào là tốt nhất. Xin bác sĩ tư vấn dùm em, em xin chân thành cảm ơn!
TS. BS. Lê Vương Văn Vệ : Bạn bị vô sinh do phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vòi tử cung và chất lượng tinh trùng của chồng cũng không được tốt lắm làm cho khả năng có con tự nhiên giảm đi. Để có thai, mình khuyên bạn kích trứng làm IUI khoảng 3-5 chu kỳ, nếu không kết quả chuyển sang làm IVF.
Câu hỏi (Nguyễn Thị Hằng, 29 tuổi, quận 9, TP.HCM): Bác sĩ ơi, cho cháu hỏi 2 vợ chồng cháu kết hôn được 4 năm, 2 vợ chồng cháu đã đi khám và kết quả là chồng cháu không có tinh trùng ạ. Cháu muốn hỏi chồng cháu có khả năng điều trị không ạ?
TS. BS. Lê Vương Văn Vệ : Không tinh trùng trong tinh dịch (Azoospesmia) là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam, chiếm khoảng 20%. Không tinh trùng trong tinh dịch có thể do tinh hoàn không sản xuất tinh trùng, hoặc vẫn sản xuất tinh trùng nhưng không có đường dẫn ra ngoài. Người ta phân chia thành 2 dạng Azoo do đường dẫn và không do đường dẫn.
Thông thường, không tinh trùng trong sinh học 60% có thể trở thành cha sinh học. Cho nên bạn không lo, cần đưa chồng đi khám chuyên khoa, nếu ở trong nam đến bệnh viện Từ Dũ, nếu ở ngoài Bắc hãy đến trung tâm nam học hiếm muộn Việt Bỉ. Chúc bạn may mắn!
Câu hỏi (Cao Mỹ Thơm, 35 tuổi, Đồng Nai): Vợ chồng tôi đã lấy nhau 10 năm nay nhưng chưa có con. Tôi đã ba lần mang thai nhưng cứ được ba tháng là sảy. Bác sĩ nói do thành tử cung của tôi mỏng, thai không bám vào được. Mọi người khuyên tôi nên nhờ người mang thai hộ nhưng tôi vẫn muốn tự mình sinh con. Không biết bệnh của tôi có thể chữa được không? Mong bác sĩ cho lời khuyên!
TS.BS. Lê Vương Văn Vệ : Theo y học, bạn bị sảy thay liên tiếp (từ 3 lần trở lên). Bệnh này có nhiều nguyên nhân, thông thường do bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết tố sinh dục và một số nguyên nhân khác. Bạn cần làm các xét nghiệm trước khi có thai như Karyotype của vợ, Karyotype, AZF của chồng, xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trước và trong khi có thai, yếu tố Rh.
Tôi đã từng điều trị cho phụ nữ sảy thai liên tiếp 5 lần, hiện đã có 3 em bé (có thai tự nhiên và sinh bình thường) hiện các cháu phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Câu hỏi (Phan Thị Hòa Giang, 36 tuổi, Long Biên, Hà Nội): Chồng tôi bị yếu tinh trùng, đã uống đủ loại thuốc nhưng vẫn không có tác dụng. Giờ tôi đã 36 tuổi mà vẫn chưa có con. Tôi bàn với chồng là sẽ đi xin tinh trùng và được anh đồng ý.
Tôi không muốn xin của người quen, không biết xin từ bệnh viện thì có phải làm nhiều thủ tục không? Chất lượng tinh trùng có đảm bảo không? Chi phí ra sao? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Chồng bạn với chất lượng tinh trùng kém đã điều trị nội khoa nhiều, không kết quả. Nguyên nhân có thể dãn tĩnh mạch tinh, hoặc bất thường nhiễm sắc thể, đây là 2 nguyên nhân hay gặp.
Để xin tinh trùng bơm vào buồng tử cung, thông thường có rất nhiều thủ tục và đặc biệt là phải “Đổi mẫu” – điều này đã làm khó và mất đi cơ hội làm mẹ của nhiều phụ nữ.
Ở trung tâm nam học hiếm muộn Việt Bỉ chúng tôi, không phải đổi mẫu tinh trùng, tinh trùng chất lượng tốt. Nếu bạn có nhu cầu xin hãy liên hệ với chúng tôi.
TS.BS. Lê Vương Văn Vệ : Bạn đã cắt vòi trứng 2 bên, có nghĩa là bạn vô sinh do 2 vòi trứng. Cách duy nhất để trở thành mẹ đó là thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào trứng và tinh trùng, có nghĩa là phụ thuộc vào vợ và chồng.Câu hỏi (Lê Thị Toàn, 39 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai): Chào bác sĩ! Tôi bị bị tắc vòi trứng phải mổ thông nên khó thụ thai tự nhiên. Vì thế, các bác sĩ đã khuyên nên làm thụ tinh nhân tạo (IUI). Sau khi thực hiện phương pháp này, tôi đã thụ thai nhưng đáng buồn là lại bị chửa ngoài tử cung. Bi kịch hơn là tôi bị vỡ vòi trứng, phải cắt cả hai bên. Bây giờ tôi muốn có con thì phải làm thế nào? Cắt hết vòi trứng thì liệu tôi có còn trứng để lấy ra làm thụ tinh nhân tạo rồi cấy phôi vào người nữa không? Rất mong bác sĩ cho lời khuyên.
Theo thống kê của hội nội tiết và sinh sản Hoa Kỳ trong năm 2013, hơn 400 nghìn chu kỳ làm IVF, tỉ lệ thành công là 20% (bế trẻ về nhà).
Thông thường, phải làm được 3 đến 5 chu kỳ nên bạn khi làm IVF bạn hãy kiên trì vì có người thành công ngay, nhưng cũng có người 7, 8 lần mới được. Tôi đã gặp có người làm 8 lần, đến lần thứ 9 mới thành công.
Câu hỏi (Nguyễn Thục Trâm, 30 tuổi, Ninh Kiều, Cần Thơ): Tôi mang gen gì đó mà khi sinh con ra dễ bị bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Cháu đầu của tôi mang bệnh, rất khổ sở, tháng nào cũng phải truyền máu.
Giờ tôi muốn sinh cháu thứ hai nhưng sẽ không dùng trứng của tôi mà xin trứng từ bệnh viện không biết có được không? Xin bác sĩ cho biết chi phí, tỉ lệ thành công. Làm như vậy đứa trẻ sinh ra chắc chắn sẽ không mang bệnh phải không? Liệu có cách nào giúp chọn lọc trứng của tôi không mang gen để tôi có thể tự sinh con không? Xin tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn bác sĩ.
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Đây là một dạng bệnh di truyền ẩn. Để có con không mắc bệnh này, người mẹ cần phải làm thụ tinh ống nghiệm, và trước khi chuyển phôi người mẹ phải làm PGD hoặc PGS – tức là chẩn đoán gen của phôi trước khi chuyển vào buồng tử cung để loại trừ những phôi bệnh lý và giữ lại những phôi bình thường. Và chỉ chuyển những phôi bình thường này để loại trừ bệnh Thalassemia.
Như vậy, trường hợp của bạn nên làm thụ tinh trong ống nghiệm và sử dụng kỹ thuật PGD hoặc PGS. Chúc bạn có một đứa con như mong muốn.
Câu hỏi (Phan Diệu Hà, 33 tuổi, Bình Chánh, TP.HCM): Vợ chồng tôi bị hiếm muộn nên quyết định thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ có nói sẽ trữ phôi để nếu tôi muốn sinh thêm con thì sẽ dùng phôi đó. Tôi muốn hỏi trữ phôi như vậy thì có đảm bảo không? Con sinh ra liệu có bị ảnh hưởng gì không? Nên trữ phôi hay khi nào muốn có con tiếp thì lại làm thụ tinh nhân tạo? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
TS.BS Lê Vương Văn Vệ: Bác sĩ tư vấn cho bạn là thụ tinh ống nghiệm chứ không phải là thụ tinh nhân tạo, vì chỉ có thụ tinh ống nghiệm mới chọc hút trứng, tạo phôi và trữ được. Thông thường người ra chuyển phôi tươi, nếu còn dư phôi tốt sẽ được trữ lại. Những em bé được sinh ra từ phôi trữ và phôi tươi cũng như có thai tự nhiên không có sự khác biệt nhau vì trí tuệ và hình thái(qua nghiên cứu của các nhà hỗ trợ sinh sản trên thế giới), nên bạn yên tâm chất lượng từ những đứa con sinh ra từ phôi trữ.
Tinh trùng có thể trữ được nhiều năm, thậm chí 50 năm nhưng phôi thì nên chuyển sớm trước 2 năm.
Câu hỏi (Ngọc Diệp, 28 tuổi, Đồng Nai): Bác sĩ cho em hỏi, em và chồng lấy nhau được gần 3 năm rồi, không dùng biện pháp phòng chống nhưng cho tới giờ vẫn chưa có tín hiệu gì. Chồng em vẫn khỏe mạnh bình thường và em cũng vậy. Đi khám thì họ bảo cả 2 đều không có vấn đề gì. Em đang rất hoang mang ạ!
TS.BS Lê Vương Văn Vệ: Vô sinh có thể nguyên nhân do vợ, chiếm 40%, chồng 30% và kết hợp giữa vợ và chồng là 20%, không rõ nguyên nhân khoảng 10%. Thực ra những nguyên nhân mà y học chưa biết rõ – bạn được xếp vào những nhóm nguyên nhân này. Để trở thành cha mẹ sinh học bạn nên làm IUI nếu chưa kết quả chuyển sang làm IVF. Chúc vợ chồng bạn nhanh có tiếng cười trẻ thơ.
Câu hỏi (Nguyễn Hải Thanh, 43 tuổi, quận 7, TP.HCM): Chào bác sĩ! Vợ chồng tôi đã có 1 bé năm nay 12 tuổi. Tôi muốn sinh thêm con thứ hai mà mãi vẫn không thấy có tin vui. Tôi đã đi khám thì bác sĩ nói tôi gặp vấn đề về nội tiết, phải uống thuốc điều trị. Tôi uống thuốc đến nay đã 5 tháng vẫn chưa đậu thai. Tôi muốn hỏi, có phải tôi không thể thụ thai tự nhiên và phải làm thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp!
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Theo chẩn đoán, bạn bị vô sinh thứ phát nhưng nguyên nhân chỉ do vợ hay kết hợp cả chồng? Nếu như nguyên nhân do cả 2 thì bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc có thai tự nhiên kết quả không cao. Bạn cần được khám chuyên khoa để đưa ra chỉ định điều trị cho cả vợ, chồng hay sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Chúc bạn may mắn.
Câu hỏi (Tạ Thị Thu Hà, 31 tuổi, Quận 3, TP.HCM): Tôi có vấn đề về buồng trứng nên không thể thụ thai được. Hiện tại, vợ chồng tôi đã tìm được người đồng ý cho trứng. Tôi muốn hỏi bác sĩ liệu nên lấy trứng của người quen biết hay xin của bệnh viện? Cách nào đảm bảo và có tỷ lệ thành công cao hơn? Mong nhận được lời khuyên của bác sĩ.
TS.BS Lê Vương Văn Vệ: Chào bạn, cho và xin trứng là việc thường xảy ra ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản, vấn đề này được luật pháp các nước cho phép trong đó có Việt Nam. Tỉ lệ có thai hay thành công phụ thuộc vào chất lượng trứng và tinh trùng. Trứng ở người hiến trẻ (tuổi dưới 35) có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, không bệnh lý toàn thân thì tỉ lệ thành công tương đương trứng của người mẹ bình thường và cao hơn nhiều so với những người bất thường về buồng trứng cà cao tuổi.
Như vậy, lựa chọn xin trứng của bạn trong khi trứng của bạn không thể thụ tinh được là sự hiểu biết sâu sắc về khoa học và việc làm hiệu quả, chất lượng. Chúc bạn nhanh có tiếng cười trẻ thơ trong nhà!
Câu hỏi (Vũ Thanh Tùng, 37 tuổi, Tp Hồ Chí Minh): Chào bác sĩ, cách đây 4 tháng tôi có đi khám chuyên khoa nam học ở một bệnh viện TPHCM, có kết qủa xét nghiệm tinh dịch đồ như sau.thể tích 3,5ml,ly giải 20phút, pH 7.3, mật độ 21×10^6TT/ml, di động A tiến tờ. Với kết quả này, tôi có khả năng vô sinh không?
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Thông thường, những người trẻ như bạn chưa có gia đình tinh trùng có 1 độ gấp đôi hoặc gấp 3 lần và vận động tốt (A+B=25+25= tối thiểu 50%). Bạn đang còn trẻ, chưa có gia đình để đánh giá có bị vô sinh hay không nên kiêng xuất tinh 3-5 hôm, kiểm tra lại tinh dịch đồ.
Nếu như kết quả không thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể, bạn nên đến bệnh viện Bình dân để kiểm tra lại. Tìm nguyên nhân gây bệnh sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị để ngừa vô sinh sau này cho bạn.
Câu hỏi (Mỹ Liên- Gò Vấp – TP. HCM (Mỹ Liên, 37 tuổi, Tp. HCM): Trước đây ông xã em bị giãn tĩnh mạch tinh, đã mổ tại tại BV Bình Dân, sau thời gian theo dõi nhưng không thể có con tự nhiên ,Vợ chồng em đã làm thụ tinh ống nghiệm và có 01 bé sinh năm 2012 , đã hết phôi trữ.
Năm 2013, em có thai tự nhiên nhưng thai bị bám vết mổ cũ, phải điều trị hủy thai tại BV Từ Dũ. Giữa nam 2014, em lại có thai tự nhiên nhưng đến 6-7 tuần ko thấy tim thai nên phải bỏ.
Tinh dịch đồ của chồng em không được cải thiện tốt dù đã uống nhiều loại thuốc + ăn uống theo chỉ dẫn của BS.
Kết quả sau nhiều năm làm xét nghiệm, vẫn như sau: PR : 32, NP: 10, IM: 58, Ti le song: 65, hinh dang binh thuong : 0, Kết luận: Tinh trùng bất thường đầu 95%: đầu có hình quả lê, có ít hoặc không có acrosome, nhiều không bào.
Vợ chồng em đã 37 tuổi và muốn có thêm con nên từ đầu năm 2015 đến nay em vẫn theo nhờ BS canh noãn , 1 BS thì bảo vẫn có thai tự nhiên được, nhưng BS khác bảo phải làm TTON và không thể có thai tự nhiên.
Vậy kính nhờ BS Vệ và ê kíp hiếm muốn vô sinh xem và tư vấn cho vợ chồng em cách điều trị tốt nhất ạ! Vợ chồng em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe đến các bác sĩ!
TS.BS Lê Vương Văn Vệ: Chào bạn, chồng bạn được chẩn đoán là vố sinh do giãn tinh mạch tinh đã mổ tại bệnh viện Bình Dân kết quả bạn đã có thai 2 lần nhưng không được theo như ý muốn. Phẫu thuật giãn tính mạch tinh cho kết quả thành công rất cao, tôi đã từng mổ cho hơn 2000 ca, có gia đình tôi mổ cho cả 2 anh em đều có con sau đó, nhưng tinh dịch đồ của chồng bạn không thay đổi nhiều sau mổ, có thể bất thường nhiễm sắc thể hoặc nguyên nhân nào đó.
Kết quả tinh dịch đồ tinh trùng có hình dạng bình thường rất ít, nên thầy thuốc khuyên bạn làm thụ tinh ống nghiệm bằng kỹ thuật ICSI, các nhân viên phòng Lap sẽ chọn được tinh trùng có hình thái bình thường để tiêm tinh trùng vào trứng. Đồng thời, bạn nên sử dụng kỹ thuật PGD hoặc PGS để xác định phôi bình thường hay bất thường. Và các thầy thuốc chỉ chuyển phôi bình thường vào tử cung cho bạn.
Như thế, sinh em bé mới bình thường, chúc vợ chồng bạn may mắn.
Câu hỏi (Ngọc Mi, 33 tuổi, Thái Bình): Em đã có 1 con gái 7 tuổi. Bây giờ muốn sinh cháu thứ 2 nhưng kinh nguyệt không đều. Tháng trước ngày thứ 70 em đi siêu âm trứng, trứng khoảng 20mm thì hôm sau lại bị kinh nguyệt. Còn tháng này từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 30 siêu âm nang vẫn nhỏ.
Sau đó em đi khấm bác sĩ kê cho uống thuốc Duphaston 10mg, uống 1 viên/ ngày. Em đã uống hết 10 ngày mà chưa thấy dấu hiệu kinh nguyệt. Hiện tại cho đến hôm nay là 40 ngày chưa có kinh. Em đang rất lo lắng nên mong bác sĩ tư vấn xem có cách nào để có thai sớm nhất. Cảm ơn bác sĩ
TS.BS. Lê Vương Văn Vệ: Theo kể, bạn bị vô sinh thứ phát do bất thường về phóng noãn, hay nói cách khác, bất thường về buồng trứng, có thể do hội trứng, buồn trứng đa nang (PCOS), hoặc rối loạn nội tiết tố sinh dục.
Để điều trị cần phải tìm nguyên nhân, vì chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, kéo dài 90 ngày (tức 3 tháng), trước hết phải tạo chu kỳ kinh nguyệt cho đều thông thường vài ba chu kỳ đều đặn, sau đó kích trứng có thể quan hệ hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Sau khi bơm tinh trùng khoảng 3-5 chu kỳ không kết quả hãy làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Đành rằng, trong rối loạn kinh nguyệt cũng có điều kỳ lạ, tôi đã gặp 1 trường hợp 38 tuổi, lần đầu tiên đến khám là ngày thứ 40 chu kỳ, sau khi siêu âm có nang noãn 22 mm, xét nghiệm Eestradion 800 đơn vị, dùng thuốc phóng noãn 36 giờ sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung, kết quả sinh em bé trai khỏe mạnh.
Bs Vệ nhận làm cha đỡ đầu 2 bé song sinh Hoàng Hải – Hoàng Đức. Bố Vệ bên 2 bé ngày sinh nhật tròn 2 tuổi. |
Câu hỏi (Võ Thị Tân Châu, 36 tuổi, Quận 12, TP.HCM): Thưa bác sĩ! Tôi bị hư thai 3 lần. Cả hai đã làm xét nghiệm tìm nguyên nhân: – Vợ bị đa nang buồng trứng; – Chồng bị bất thường cặp nhiễm sắc thể số 9.
Bác sĩ tư vấn bảo nguyên nhân hư thai 90% là do bất thường cặp nhiễm sắc thể số 9. Bác sĩ tư vấn giúp với bất thường của 2 vợ chồng. Khả năng có thai thành công là bao nhiêu phần trăm.
Để có được con thì hai vợ chồng nên làm gì? Cám ơn!
TS.BS Lê Vương Văn Vệ : Bạn bị sảy thai liên tiếp, nguyên nhân là do bất thường cặp nhiễm sắc thể số 9 của chồng. Và yếu tố kết hợp đó là buồng trứng đa nang của bạn, trong thực hành lâm sàng hàng ngày, chúng tôi đã thành công nhiều trường hợp do bất thường nhiễm sắc thể như vi chuyển đoạn, thiếu hụt đoạn nhỏ của nhiễm sắc thể.
Nhưng những trường hợp sảy thai 3 lần trở lên chúng tôi khuyên nên làm thụ tinh trong ống nghiệm sử dụng kỹ thuật PGD hoặc PGS để lựa chọn phôi và loại trừ những phôi bất thường. Còn trường hợp không làm ống nghiệm và sử dụng kỹ thuật PGD và PGS thì nên nên xin tinh trùng. Xin tinh trùng là điều không ai mong muốn kể cả thầy thuốc. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng để có em bé thì chúng ta phải chấp nhận.
Câu hỏi (Huy Hoàng, 36 tuổi, Ba Vì): Tôi bị nhiễm HIV còn vợ thì không ,vợ chồng tôi muốn có 1 đứa con ,nghe nói có phương pháp lọc rửa tinh trùng giúp người vợ mang thai mà người vợ và thai nhi không bị nhiễm. Nếu có thể thực hiện được xin cho hỏi chi phí hiện nay là bao nhiêu?
TS.BS Lê Vương Văn Vệ: Bị HIV trở thành cha sinh học hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: HIV ở giai đoạn nào hay đã chuyển sang AIDS. Và người vợ có bình thường hay không.
Vấn đề này đã được nghiên cứu nhiều năm nay, cần phải có kết quả tinh dịch đồ. Nếu tinh dịch đồ bình thường, người chồng được điều trị duy trì bằng thuốc ART, xét nghiệm HIV trong máu nếu cho phép có thể bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật kinh điển.