Khám vô sinh cần khám những gì?

Khi nào cần khám vô sinh hiếm muộn?

     Các cặp vợ chồng nên có sự thăm khám của bác sĩ nếu gặp tình trạng sau 12 tháng quan  hệ, không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con. Hoặc đối với bất cứ ai quan tâm đến sức khỏe sinh sản, vô sinh hiếm muộn đều nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đặc biệt là phụ nữ trước 30 tuổi.

Do thử nghiệm khả năng sinh sản có thể sẽ cần đến thời gian và khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu suy giảm khi qua 30 tuổi. Tốt nhất là cả vợ và chồng nên đến gặp bác sĩ cùng nhau để được bác sĩ đứa ra lời khuyên và thực hiện một số đánh giá sơ bộ. Bác sĩ sẽ cần biết những thông tin liên quan đến thói quen trong quan hệ, cũng như chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân để đưa ra được lời khuyên chính xác nhất.

Khám vô sinh hiếm muộn tìm nguyên nhân, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Khám vô sinh hiếm muộn tìm nguyên nhân, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

 

Các bước thăm khám và thăm dò chuẩn đoán

Thăm khám

     Nguyên tắc khám vô sinh là khám cả hai vợ chồng, đảm bảo riêng tư cá nhân, kín đáo. Bệnh nhân nên tin tưởng bác sĩ khám và điều trị cho mình. Cần cung cấp thông tin chính xác để bác sĩ có thể giúp bạn được tốt nhất.

Khám tổng quát

Các bác sĩ sẽ hỏi những thông tin như:

  • Tuổi tác, nghề nghiệp, nơi ở,…
  • Thời gian chung sống và tần suất quan hệ của hai vợ chồng
  • Tiền sử mang thai, sẩy, nạo phá thai, sinh đủ tháng hay thiếu tháng, có gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung hay không,…
  • Khả năng giao hợp, tần suất, tình trạng xuất tinh và những khó khăn gặp phải.
  • Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa, các bệnh liên quan đến chức năng sinh sản, tiền sử phẫu thuật và các thuốc đang dùng hiện tại.
  • Thời gian mong muốn có con và quá trình đã điều trị trước đây.

Đặc biệt quan tâm tới những thông tin sau của người vợ:

  • Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không.
  • Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị
  • Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật vùng tiểu khung.

Khám lâm sàng

Về phía người vợ, cần khám:

  • Quan sát về toàn thân: tầm vóc, lông, tóc, mức độ phát triển của vú, các đặc điểm của bộ phận sinh dục,…
  • Khám phụ khoa: Sử dụng một số công cụ hỗ trợ kết hợp với thăm khám trực tiếp nhằm phát hiện những tổn thương về đường sinh dục chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm và các khối u phụ khoa. Tư thế bất thường của tử cung là một điểm cầm lưu ý, tử cung gấp về một phía là một nguyên nhân gây cản trở tinh trùng thâm nhập lên đường sinh dục trên. Tử cung có nhân xơ trong buồng tử cung cũng có thể là một nguyên nhân vô sinh.

Về phía người chồng, cần khám:

  • Quan sát về toàn thân: tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, giọng nói.
  • Tiền sử, bệnh sử có liên quan đến việc nhiễm sinh dục, tiền sử quai bị, lao tinh hoàn. Đối với quai bị cần lưu ý hỏi về tuổi mắc bệnh trước dậy thì hay sau tuổi dậy thì, có viêm tinh hoàn kèm theo không. Ngoài ra còn quan tâm về tình trạng phẫu thuật liên quan đến sinh dục như thoát vị bẹn, tinh hoàn lạc chỗ.
  • Khám giải phẫu bộ phận sinh dục và các biểu hiện viêm nhiễm bệnh lí của bộ phận sinh dục.

Cận lâm sàng

Thăm dò ở người nữ

Xét nghiệm nội tiết đánh giá khả năng sinh sản nữ giới

Xét nghiệm nội tiết đánh giá khả năng sinh sản nữ giới

  • Xét nghiệm nội tiết: Tiến hành một số xét nghiệm nội tiết cơ bản như LH, FSH, estrogen, progesteron, hCG,… Qua đó đánh giá chức năng của vùng dưới đồi – tuyến yên hay buồng trứng qua đáp ứng của nội tiết tố.
  • Thăm dò phóng noãn: Đo thân nhiệt cơ sở, chỉ số tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung định ngày… Sinh thiết niêm mạc tử cung từ ngày 21 – 24 của chu kỳ kinh 28 ngày chỉ sử dụng 1 lần trước khi điều trị để chẩn đoán khi các xét nghiệm nói trên không rõ ràng.
  • Thử nghiệm sau giao hợp (thử nghiệm Huhner): Dựa trên sự sống của tinh trùng trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào sự di chuyển nhanh chóng tinh trùng vào niêm dịch cổ tử cung. Từ 2-10 giờ sau giao hợp hút dịch từ ống cổ tử cung để soi xét nghiệm. Thử nghiệm sau giao hợp đơn thuần không thay thế đánh giá khả năng sinh sản của chồng, và không thay thế xét nghiệm tinh dịch đồ được. Viêm âm đạo, cổ tử cung có thể sai lạc việc đánh giá nghiệm pháp, cần thiết điều trị khỏi viêm nhiễm trước khi tiến hành thử nghiệm này thử nghiệm
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, siêu âm thai sớm, chụp phim tử cung vòi tử cung, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính. Đây là phương pháp khá hữu ích trong việc thăm dò và thường xuyên được sử dụng.
  • Phẫu thuật nội soi: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng…
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện các bất thường di truyền.

Thăm dò ở người nam

Xét nghiệm tinh dịch đồ đánh giá khả năng sinh sản cho nam giới

Xét nghiệm tinh dịch đồ đánh giá khả năng sinh sản cho nam giới

  • Xét nghiệm nội tiết: định lượng nội tiết tố như LH, FSH, testosteron,…
  • Xét nghiệm tinh dịch: Phân tích tinh nhằm đánh giá một cách khách quan tinh dịch về các thông số như thể tích, đại thể, mật độ, độ di động, tỷ lệ sống, hình thái…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Khảo sát bìu, tinh hoàn, thừng tinh qua siêu âm, chụp đường dẫn tinh.
  • Sinh thiết tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh tìm sự hiện diện của tinh trùng trong trường hợp mẫu tinh dịch vô tinh.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ phát hiện các bất thường di truyền

Vô sinh ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần người bệnh cũng như cuộc sống hôn nhân. Vì vậy việc thăm khám vô sinh ở cả nam và nữ là thực sự càn thiết để xác định tình trạng sức khỏe sinh sản ở thời điểm hiện tại và kịp thời có biện pháp hay liệu trình điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Hỏi Đáp:

XÉT NGHIỆM TINH DỊCH ĐỒ BAO LÂU CÓ KẾT QUẢ ?

Xét nghiệm tinh dịch đồ là một công cụ quan trọng để đánh giá chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới. Vậy xét nghiệm tinh dịch đồ bao lâu có kết quả? Bài viết này sẽ cung...

Đọc thêm

SIÊU ÂM CÓ PHÁT HIỆN BUỒNG TRỨNG ĐA NANG KHÔNG?

Buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc chẩn đoán PCOS đòi hỏi sự kết hợp giữa thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm máu và hình ảnh siêu âm. Nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị...

Đọc thêm

THẮT ỐNG DẪN TINH CÓ XUẤT TINH ĐƯỢC KHÔNG?

“Thắt ống dẫn tinh” là một phương pháp đình sản phổ biến. Được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhờ tính đơn giản, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người tại Việt Nam vẫn còn băn khoăn về phương pháp này. Đặc biệt là các câu hỏi như “Thắt ống dẫn tinh có ảnh...

Đọc thêm