1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng và bong ra trong những ngày hành kinh là lớp nội mạc tử cung bị “lạc trôi” đến cư trú ở những nơi khác.
Những lớp mô lạc chỗ này vẫn giữ nguyên các tính chất của lớp nội mạc tử cung: cũng dày lên – bong ra và chảy máu qua từng chu kì kinh nguyệt. Nhưng thay vì được trôi ra ngoài trong những ngày hành kinh như bình thường, chúng bị mắc kẹt tạo nên những cấu trúc gọi là nang.
Những mẩu mô lạc chỗ này thường gây ra các triệu chứng đau mạn tính ở vùng chậu. Cơn đau có thể nặng – và thường xảy ra trong những ngày hành kinh. Xung quanh lớp tế bào đi lạc chỗ này, các mô lành có thể bị kích thích và tạo sẹo – những sẹo xơ này làm cho mô vùng chậu và các cơ quan khác dính vào nhau. Biến chứng đáng lo ngại thường liên quan đến bệnh là hiếm muộn – vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở buồng trứng, vòi trứng và vùng chậu. Tuy rất hiếm nhưng đôi khi nội mạc tử cung có thể lạc chỗ ở các cơ quan trong ổ bụng. May mắn thay, đã có nhiều cách điều trị hiệu quả cho bệnh này.
2. Lạc nội mạc tử cung có triệu chứng gì?
Triệu chứng đầu tiên là đau vùng chậu, thường liên quan đến những ngày đèn đỏ. Mặc dù nhiều người cũng trải qua cảm giác đau bụng kinh, đau dữ dội hơn. Cơn đau bụng kinh này thường ngày càng tăng, ngày càng trầm trọng.
Những triệu chứng thường gặp:
– Đau bụng kinh (thống kinh). Đau bụng vùng chậu có thể xảy ra trước và trở nên nặng nề hơn trong những ngày đèn đỏ. Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau lưng và đau khắp bụng.
– Đau khi giao hợp cũng thường xuyên xảy ra.
– Đau khi đi đại tiện hay đi tiểu tiện. Những triệu chứng này thường được mô tả là trong những ngày hành kinh, bệnh nhân cảm giác đau vùng bụng dưới nhiều hơn khi đi vệ sinh.
– Chảy máu kinh lượng nhiều.
– Những triệu chứng khác. Có thể có những triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy hay táo bón, khó tiêu hay buồn nôn, đặc biệt xuất hiện trong những ngày hành kinh.
– Vô sinh – hiếm muộn. Thỉnh thoảng, những phụ nữ đến khám vì vô sinh hiếm muộn, nguyên nhân được chuẩn đoán là do lạc nội mạc tử cung.
Mức độ trầm trọng của triệu chứng đau bụng thì không thực sự phản ánh đúng độ nặng của bệnh. Một người có triệu chứng đau dữ dội nhưng đôi khi chỉ có mức độ nhẹ. Nhưng đôi khi một người sâu lại không có triệu chứng hay chỉ đau bụng rất nhẹ.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác thì chưa được làm rõ, có những giả thuyết giải thích tình trạng này như sau:
– Trào ngược máu kinh. Trong những ngày hành kinh, dòng máu mang những tế bào nội mạc tử cung trào ngược vào vòi trứng và khoang vùng chậu. Những tế bào này được “gieo rắc” và “cấy ghép” vào khoang phúc mạc và bề mặt các cơ quan khác. Sau đó chúng tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu theo chu kì kinh nguyệt.
– Sự biến đổi của các tế bào. Giả thuyết này được các chuyên gia cho rằng nội tiết và các yếu tố miễn dịch thúc đẩy sự thay đổi các tế bào phúc mạc – tế bào màng bụng và các tế bào nguyên thủy thành những tế bào giống nội mạc tử cung. Dưới tác động của hormon, các tế bào bị biến đổi này được duy trì và phát triển. Các vấn đề liên quan đến hormones, quá trình miễn dịch và quá trình viêm.
4. Yếu tố nguy cơ
Hiện nay không có cách nào có thể phòng ngừa bệnh này. Các yếu tố di truyền, cá nhân và hormone đều có thể ảnh hưởng. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ của một người, ví dụ như:
– Không sinh con.
– Có kinh nguyệt sớm.
– Mãn kinh trễ.
– Chu kỳ kinh nguyệt ngắn – chẳng hạn như dưới 27 ngày.
– Số ngày hành kinh của 1 chu kì kéo dài hơn 7 ngày.
– Nồng độ estrogen trong cơ thể cao.
– Chỉ số khối cơ thể thấp (gầy hay suy dinh dưỡng).
– Mẹ, dì hay chị em gái từng mắc lạc nội mạc tử cung.Bất thường cơ quan sinh dục.
5. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Những biến chứng của bệnh thường được nhắc đến là hiếm muộn và tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
5.1 Vô sinh và hiếm muộn
Biến chứng chính liên quan đến hiếm muộn – vô sinh. Khoảng một phần ba đến một nửa bệnh nhân than phiền về vấn đề chậm có thai.
Mỗi chu kì, buồng trứng phóng thích một trứng và được loa vòi “bắt giữ” đưa đến vòi trứng. Thai kì bắt đầu khi trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh, tạo thành phôi trong những ngày đầu sẽ di chuyển từ vòi trứng đến tử cung và vùi bào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển trong lòng tử cung cho đến khi em bé được sinh ra.
Lạc nội mạc tử cung có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hơn vì nhiều lí do. Trực tiếp như cấu trúc nang này ở buồng trứng ngăn chặn sự phóng noãn. Vòi trứng cũng có thể bị tắc nghẽn, bị dính làm trứng và tinh trùng không gặp nhau. Gián tiếp như quá trình viêm trong phóng thích ra những chất hóa học – cytokins – ảnh hưởng đến trứng và tinh trùng.
Dù vậy, nhiều phụ nữ với mức độ nhẹ đến trung bình vẫn có thể thụ thai và sanh em bé. Đôi khi bác sĩ khuyên những phụ nữ này nên có em bé sớm vì tình trạng bệnh có thể tệ hơn bất cứ lúc nào.
5.2 Ung thư
Điều may mắn là nang ở buồng trứng hầu hết là lành tính. Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở tỷ lệ cao hơn bình thường ở phụ nữ, nhưng tỷ lệ này vẫn rất nhỏ. Mặc dù rất hiếm, một loại ung thư khác – andenocarcinoma – có thể phát triển muộn ở những bệnh nhân trước đó được chẩn đoán . Do đó, mọi chẩn đoán đều cần được theo dõi với bác sĩ chuyên khoa để loại trừ khả năng ác tính.
6. Khi nào cần khi khám bác sĩ?
Chỉ khoảng 1/3 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung là gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Thật ra, chỉ khi nào các sẹo lớn và dính mới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Mặc dù vậy, lạc nội mạc tử cung vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ vô sinh. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng hay dấu hiệu nào gợi ý lạc nội mạc tử cung hay bất kì bệnh phụ khoa khác. Các triệu chứng đó có thể là đau vùng chậu, đau bụng kinh dữ dội, chu kì kinh nguyệt bất thường hay chậm có con.
Lạc nội mạc tử cung là một thử thách quản lý và điều trị. Nếu được chẩn đoán sớm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp hơn để giải quyết các vấn đề.