HẾT TRỨNG PHẢI LÀM SAO ?

Một cô bé sơ sinh ước lượng có từ 1-2 triệu trứng, ở độ tuổi dậy thì con số này là 300,000-400,000 trứng. Khi trưởng thành người phụ nữ có khoảng 25.000 trứng. Ở độ tuổi mãn kinh còn số này chỉ dưới 1000. Chất lượng và số lượng trứng quyết định khả năng thụ thai của phụ nữ. Tuy nhiên, không giống như các tế bào khác trong cơ thể, các tế bào trứng không thể tái tạo.

Dấu hiệu cơ thể sắp ngừng sản xuất trứng

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng ở người trẻ. Các nghiên cứu gần đây phát hiện nó có liên quan đến yếu tố gia đình. Ngoài ra, những bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị ung thư cũng có thể bị suy buồng trứng. Những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá, stress kéo dài… cũng có nguy cơ cao hơn người khác.

Khoa học chưa tìm ra thuốc hay biện pháp điều trị nào có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng suy buồng trứng sớm. Cách duy nhất để có thể mang thai là can thiệp hỗ trợ sinh sản càng sớm càng tốt trước khi những quả trứng cuối cùng bị lão hóa, suy thoái.

Young Asian Pregnant couple show and looking ultrasound photo baby in belly. Mom and Dad feeling happy smiling peaceful while take care child lying on sofa in living room at home concept.

Một bài biểu hiện suy buồng trứng sớm

Rối loạn kinh nguyệt: Kinh ít dần, kinh thưa không đều, thậm chí mất kinh.

Giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo.

Rối loạn vận mạch: Bốc hỏa, nóng bừng mặt, hay đổ mồ hôi trộm.

Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn tiết niệu, loãng xương, khó tập trung, dễ kích động…

Tuy nhiên, có những trường hợp suy buồng trứng đến rất từ từ, không có triệu chứng rõ rệt, bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi thăm khám vì hiếm muộn

Cần làm gì khi thấy dấu hiệu bất thường?

Nếu bạn nhận thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào trong số trên, nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Một số xét nghiệm và thăm khám có thể giúp xác định tình trạng dự trữ buồng trứng, bao gồm:

– Xét nghiệm hormone FSH và LH: Đo nồng độ hormone kích thích nang trứng và hormone luteinizing trong máu.

– Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone): Đo nồng độ hormone AMH trong máu để đánh giá số lượng nang trứng còn lại.

– Siêu âm đầu dò âm đạo: Kiểm tra số lượng nang trứng dự trữ trong buồng trứng.

– Xét nghiệm estradiol: Đo nồng độ hormone estradiol trong máu.

Phòng ngừa suy buồng trứng sớm

Để phòng ngừa suy buồng trứng sớm, phụ nữ nên thăm khám phụ khoa, sức khỏe sinh sản ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc định kỳ 6 tháng/lần để có thể sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.

Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục, sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Khi có các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa cần điều trị triệt để, tránh tái phát.

Hạn chế, phòng tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, phóng xạ.

Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, cocaine, các chất gây nghiện…

Có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối, khoa học, hạn chế tối đa các căng thẳng, áp lực quá mức, đặc biệt là tránh các stress tâm lý kéo dài.

Tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cơ thể cân đối.

Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân đối và đa dạng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi… vì đây là những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời nên uống nhiều nước.

Không lạm dụng các loại thuốc nội tiết không rõ nguồn gốc hoặc không theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản có bệnh lý ở buồng trứng cần phẫu thuật hoặc chuẩn bị điều trị ung thư nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản trước khi tiến hành điều trị.

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm