KINH NGHIỆM “BỎ TÚI” ĐỂ CHUYỂN PHÔI THÀNH CÔNG

Trang chủ Vô sinh - Hiếm muộn Thụ tinh ống nghiệm (IVF) KINH NGHIỆM “BỎ TÚI” ĐỂ CHUYỂN PHÔI THÀNH CÔNG

Làm bố mẹ là điều tuyệt vời nhất mà cặp vợ chồng nào cũng mong muốn. Con cái là sợi dây gắn kết bền vững cho tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp mang thai không xảy ra tự nhiên và dễ dàng, và không ít các cặp vợ chồng lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) để có thể thành công mang thai.

Và làm gì để có thể thành công ngay từ lần đầu chuyển phôi là điều mà nhiều cặp vợ chồng tìm kiếm nhất. Dưới đây là một số vấn đề bệnh nhân có thể chú ý:

1. Uống và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi này, chị em lưu ý uống thuốc, đặt thuốc theo toa bác sĩ dặn đều đặn, đúng giờ. Thuốc nội tiết ngoại sinh này được chỉ định trước khi chuyển phôi. Thường chị em sẽ được cho dùng estrogen (thường dưới dạng uống) ngay từ đầu chu kỳ kinh (thường từ ngày 2 vòng kinh) với liều từ 4 đến 8 mg/ngày. Khi nội mạc tử cung dày từ 8 mm trở lên và có hình ảnh đẹp (hình hạt cà phê), cho thêm progesterone. Có thể dùng progesterone đặt âm đạo, đường uống hoặc đường tiêm bắp.

Đối với các chị em chuyển phôi trữ thì thông thường, thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi là khoảng 12-18 ngày, bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh và cũng tùy theo đáp ứng cơ thể với thuốc. Niêm mạc tử cung tối thiểu phải được 8mm và đạt các tiêu chuẩn hình dáng, vị trí… thì mới đủ điều kiện chuyển phôi. Thông thường, niêm mạc dày từ 8-14 mm là ổn nhất. Thấp hoặc cao hơn thì có thể không phải là niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi. Tuy nhiên bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định đủ điều kiện chuyển phôi dựa trên nhiều yếu tố khác nữa.

2. Dinh dưỡng trước chuyển phôi?

Theo kinh nghiệm chuyển phôi của các mẹ hiếm muộn đón con yêu ngay từ lần đầu thực hiện thì trước khi chuyển phôi, mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nhất là những thực phẩm tốt cho niêm mạc.

– Sữa đậu nành chứa lượng estrogen tự nhiên cao, rất tốt cho niêm mạc.

– Sầu riêng cũng được xem là thần dược cho nhóm phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng và các mẹ đa nang buồng trứng.

– Các bà mẹ hiếm muộn cũng nên ăn quả bơ, giàu chất kiềm, chất béo không bão hòa, omega 3…, đều là chất tốt cho quá trình thụ thai.

– Cá chép giúp an thai và ổn định thai kỳ, nên ăn 1 tuần 3 lần trước và sau khi chuyển phôi.

– Ăn các loại rau lá xanh đậm như: súp lơ, rau chân vịt, cải… và các loại đậu đỗ để tránh táo bón và bổ sung nhiều vitamin (A, C, K, folate), khoáng chất (sắt, canxi) và chất xơ.

– Nên ăn các món thịt bò, trứng gà, sò huyết, cua gạch…

– Tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai (đặc biệt các mẹ có cơ địa yếu hay từng có tiền sử sảy thai) như: rau răm, nhãn, đu đủ, mực…

– Thực hiện lối sống lành mạnh, kiêng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác…

3. Uống nhiều nước

Trước khi chuyển phôi, nên uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành. Bên cạnh đó kết hợp uống các loại nước ép không đường như: dưa hấu, cà rốt, nước cam, bưởi… để bổ sung vitamin và ngăn ngừa táo bón.

Thông thường bác sĩ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế dùng những thức uống sau: nước dừa tươi, uống nước rau má và ăn canh rau má, uống những chất quá chua gây mất máu…

Ngoài ra, không uống bất cứ loại thuốc gì khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, kể cả thuốc bổ, thuốc bắc.

4. Tập thể dục, vận động

Nếu buồng tử cung không nhận được đủ lượng máu thì sẽ không thể tạo ra một lớp niêm mạc đủ dày mỗi tháng. Vận động, đặc biệt là vận động chân, hông, bụng và lưng giúp giữ cho động mạch máu nuôi buồng tử cung mở, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress.

Vì vậy, nếu phải làm công việc bàn giấy, chị em nên tranh thủ đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày trước đó để làm cho máu xuống tử cung, làm tử cung khỏe mạnh, niêm mạc có độ dày tốt nhất.

5. Giữ tinh thần và tâm lý lạc quan ổn định

Trong suốt quá trình làm IVF, nhất là thời gian trước khi chuyển phôi nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chị em nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Gia đình người thân cũng tránh những tác động khiến tâm lý căng thẳng, ức chế cho người phụ nữ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết và đến phôi thai.

6. Sinh hoạt điều độ

Với những cặp vợ chồng hiếm muộn không thể nghỉ ngơi suốt quá trình IVF thì nên cân nhắc sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, chị em tránh thức khuya. Lưu ý là trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không nên quan hệ vì quan hệ lúc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.

Thành công của một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài việc chuẩn bị cho mình tâm lý thật thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học, thì việc lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản với máy móc trang thiết bị hiện đại, phác đồ các thể hóa với từng bệnh nhân cùng đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong điều trị hỗ trợ sinh sản cũng quyết định nhiều đến tỷ lệ thành công.

Những năm qua, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ là cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Tỷ lệ IVF chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu cao góp phần tiếp thêm niềm tin và hy vọng cho nhiều gia đình hiếm muộn điều trị tại đây.

🏥 BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA NAM HỌC & HIẾM MUỘN VIỆT – BỈ

 👉 Địa chỉ fanpage https://www.facebook.com/benhvienvietbi/

 👉 Website: https://benhvienvietbi.vn/

 👉 Landingpage: https://gioithieu.benhvienvietbi.vn/

 ☎ Điện thoại: 0935.938.268 – 0932.131.393

📞Trợ lý – TS.BS Lê Vương Văn Vệ: 0903.251.961

🏥 Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Trỗi – Q. Thanh Xuân – TP. HN (Ngay 356A đường Giải Phóng rẽ vào).

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •