Ngày nay, phương pháp IVF ra đời đã giúp hàng nghìn cặp vợ chồng không may rơi vào tình trạng vô sinh hiếm muộn thực hiện hóa ước mơ làm cha làm mẹ. Với kỹ thuật IVF, nhiều người khá quan tâm đến quy trình chuyển phôi vào buồng trứng. Bởi đây là giai đoạn quan trọng quyết định người mẹ có thụ thai thành công hay không. Cùng Bệnh viện Việt – Bỉ tìm hiểu kỹ hơn về quy trình này trong bài viết dưới đây.
Một số thông tin về chuyển phôi vào buồng tử cung
Khái niệm về chuyển phôi vào buồng tử cung
Chuyển phôi là thủ thuật được thực hiện trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Thủ thuật này nhằm đưa phôi thai sau khi được nuôi cấy vào tử cung của người mẹ. Phôi được chọn để đưa vào có thể là phôi tươi hoặc phôi trữ lạnh được tạo ra ở chu kỳ trước đó. Quy trình chuyển phôi sẽ được thực hiện vào ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Điều kiện có thể chuyển phôi vào tử cung của người mẹ là niêm mạc tử cung đạt độ dày chuẩn 9 – 10 mm và thể trạng tốt.
Vì sao cần chuyển phôi
Chuyển phôi là một trong những giai đoạn quan trọng trong quy trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF, được áp dụng trong các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, tổn thương vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,.. ở người vợ. Hoặc các trường hợp vô sinh do người chồng bị vô sinh do: xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch,…. Hoặc cặp vợ chồng tuổi tác đã cao, khả năng dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
Quy trình chuyển phôi vào buồng tử cung
Quy trình chuyển phôi được chia thành 3 giai đoạn:
Trước khi chuyển phôi
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng Estrogen từ ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Quy trình chuyển phôi sẽ được chuẩn bị trước 2 – 3 tuần. Estrogen được sử dụng có thể qua đường uống, đường tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da. Việc này nhằm kích thích nội mạc tử cung phát triển, ngăn việc rụng trứng ở chu kỳ tự nhiên. Sau khi dùng estrogen 1 tuần, người phụ nữ sẽ được siêu âm để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc. Khi niêm mạc tử cung đạt đủ độ dày tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng Progesterone. Loại thuốc này nhằm tăng nội tiết tố cho phôi thai làm tổ. Progesterone được đặt vào âm đạo trước khi chuyển phôi từ 2 – 5 ngày.
Giai đoạn chuyển phôi
Với điều kiện sức khỏe người bệnh ổn định, bác sĩ sẽ tư vấn ngày thích hợp để chuyển phôi.
Lưu ý trong giai đoạn này:
- Tuân thủ đúng phác đồ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Người bệnh có thể ăn uống bình thường vào ngày chuyển phôi
- Nên nhịn tiểu trước giờ thực hiện khoảng 60 phút
- Các đồ nữ trang, nước hoa không được mang vào phòng thủ thuật. Kể cả việc trang điểm cũng bị cấm
Khi bước vào chuyển phôi bệnh nhân sẽ buộc nhịn tiểu. Bệnh nhân nằm trong tư thế sản khoa như đã được chỉ định. Bác sĩ sẽ đeo găng tay khử khuẩn và vệ sinh tử cung bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng cách sử dụng tăm bông, tạo môi trường nuôi cấy IVF thuận tiện.
Thông qua hình ảnh siêu âm trước đó, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc buồng tử cung, cổ tử cung, tử cung, góc cổ tử cung tương dương tư thế tử cung. Sau đó, catheter có nòng kim loại ở ngoài được đưa vào buồng tử cung. Tiếp đó, bác sĩ sẽ rút nòng kim loại ra để chuẩn bị cho việc đưa catheter có chứa phôi vào trong buồng tử cung rồi bơm từ từ phôi vào trong buồng tử cung. Bác sĩ rút ra catheter. Bác sĩ làm sạch máu, nhầy và kiểm tra độ sót phôi. Bác sĩ chuyển phôi rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt. Quá trình chuyển phôi hoàn tất.
Sau khi chuyển phôi
Khi quy trình chuyển phôi hoàn tất, bạn có thể nằm nghỉ khoảng 1 – 2 giờ để theo dõi sức khỏe. Khi mọi thứ ổn định, người bệnh có thể về nhà. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng trong 14 ngày cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Không tự ý dùng kèm những loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh các khả năng xấu có thể xảy ra.
Người bệnh có thể sẽ có một vài triệu chứng: co thắt và nặng vùng bụng, buồn nôn. Trong trường hợp này hãy thử uống nước lọc và ăn thức ăn nhẹ như bánh quy.
Một số lưu ý:
– Bệnh nhân nên sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
– Không nên nằm yên một chỗ nhiều để phòng ngừa nguy cơ hình thành các huyết khối tĩnh mạch.
– Không nên quan hệ tình dục cho đến khi xác định có thai bằng siêu âm.
– Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau bụng, tiểu ít, ra huyết âm đạo, tăng cân nhanh,.. cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Tổng kết
Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về quy trình chuyển phôi vào buồng tử cung khi thực hiện kỹ thuật IVF để thụ thai. Liên hệ ngay Bệnh viện Việt – Bỉ nếu bạn đang có cần sự hỗ trợ về các vấn đề sinh sản.
Tìm hiểu thêm: