Quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF )

Trang chủ Vô sinh - Hiếm muộn Quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF )

I. Khái niệm về thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON): Là phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó trứng và tjnh trùng được thụ tinh với nhau trong môi trường ống nghiệm. Sau khi phôi được hình thành vào ngày 2.3 hoặc 5 sẽ được lựa chọn chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Chất lượng phôi quyết định lớn tới tỷ lệ thành công của phương pháp TTTON. Tỷ lệ có thai dao động từ 30-50%.

quy-trinh-thu-tinh-ong-nghiem

II.Chỉ định trong TTTON:

1.Phía người vợ:

-Tuổi ≥40 tuổi

-Tắc 2 vòi trứng

-Dự trữ buồng trứng giảm hoặc suy buồng trứng

2.Phía người chồng:

-Tjnh trùng it, yếu, dị dạng nhiều (không đủ điều kiện để bơm tjnh trùng vào buồng tử cung)
– Không tjnh trùng, phải lấy tjnh trùng từ mào tjnh, tjnh hoàn
3.Bơm tjnh trùng thất bại nhiều lần…

III.Qui trình thực hiện TTTON:

1.Hoàn tất hồ sơ TTTON

-Phần hành chính:

+Cam kết TTTON.

+Chứng minh thư nhân dân bản sao kèm theo bản chính để đối chứng.

+Giấy kết hôn bản sao kèm theo bản chính để đối chứng.

-Phần chuyên môn:

+Các xét nghiệm chung

HIV. HBsAg, BW

Nhóm máu ABO, Rh

+Xét nghiệm vợ:

1.Đánh giá dự trữ buồng trứng:

-Siêu âm đếm nang thứ cấp ngày 2 hoặc 3 chu kì

-Xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, Estradiol, Prolactin, progesterone( tùy trường hợp cụ thể)

-AMH.

2.Khám phụ khoa: Làm PAP

3.Khám tiền mê.

+ Xét nghiệm chồng:

1.Tjnh dịch đồ

2.Xét nghiệm nội tiết FSH, LH, Testosteron, prolactin trong trường hợp xuất tjnh không có tjnh trùng.

3.Xét nghiệm nước tiểu tìm tjnh trùng trong trường hợp xuất tjnh ngược.

+Khám cơ quan sinh dục nam.

+Khám tiền mê trong trường hợp phải lấy tjnh trùng bằng phẫu thuật (PESA, MESA, TESA, TESE, BIOPSY).

+Xét nghiệm khác: một số trường hợp đặc biệt như tiền sử sảy thai, thai lưu hoặc sinh con dị tật có thể chỉ định làm thêm Nhiễm sắc thể 2 vợ chồng…

2.Các bước thực hiện:

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục và xét nghiệm bệnh nhân có đủ điều kiện làm TTTON sẽ được hẹn lịch đến kích thích buồng trứng vào ngày 2 chu kỳ kinh (phác đồ Antagonist) hoặc ngày 21 chu kì kinh (phác đồ dài).

Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu (thường từ 3 – 6 lần), và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.

Khi trứng đạt yêu cầu, tiêm hCG để chuẩn bị chọc hút trứng. Sau 36 – 38h tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng buổi sáng này, người chồng lấy tjnh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy hoặc tiến hành làm thủ thuật để lấy tjnh trùng.

Theo TTTON cổ điển,  trừng và tjnh trùng được gặp nhau và thụ tinh một cách “tự nhiên” để tạo thành phôi sau đó phôi tiếp tục được nuôi cấy trong tủ cây. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế như tỷ lệ thụ tinh bất thường cao, cần lượng tjnh trùng nhiều…Hiện nay,phổ biến áp dụng kĩ thuật ICSI-tiêm tjnh trùng vào bào tương noãn, mang lại hiệu quả cao hơn và khắc phục được những nhược điểm của IVF cổ điển.

Phôi được theo dõi trong phòng lab. Chuyển phôi vào buồng tử cung được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút trứng. Nếu phôi dư, đạt chất lượng sẽ được trữ lại.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.

Tại  nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. Sau 2 tuần thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.

Bs. Luyện Thị Ngọc Dung – TS.BS. Lê Vương Văn Vệ

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •