Qui trình thụ tinh ống nghiệm – IVF/ICSI
Thụ tinh ống nghiệm (TTON) là chỉ định đối với các cặp vợ chồng sau:
– Tắc vòi trứng
– Tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung)
– Không tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn
– Bơm tinh trùng nhiều lần thất bại …
Đầu tiên tại phòng khám Hiếm Muộn, hai vợ chồng sẽ làm hồ sơ bệnh mới bao gồm khám và làm các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm máu cơ bản: GS-Rh, HIV, HbsAg, BW
– Tinh dịch đồ
– Xét nghiệm nội tiết …
Vào buổi sáng đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ nhịn đói lên lầu 8 (khu vực TTON) làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe) để chuẩn bị điều trị.
Tùy trường hợp bác sĩ sẽ cho người vợ kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị thay đổi tùy từng phác đồ, dao động từ 3 – 7 tuần.
Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu (thường từ 3 – 6 lần), và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.
Khi trứng đạt yêu cầu, tiêm hCG để chuẩn bị chọc hút trứng. 36 – 40h sau tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng buổi sáng này, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy.
Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau, hòa nhập một cách “tự nhiên” để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên (hậu quả là không thể hình thành phôi), chúng tôi thường áp dụng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đặc biệt đối với những người chồng tinh trùng quá yếu, quá dị dạng, hoặc phải lấy tinh trùng từ mào tinh…, số lượng tinh trùng tốt chọn được rất ít, kỹ thuật ICSI là một hỗ trợ hiệu quả (vì chỉ cần một tinh trùng cho một trứng).
Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.
Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.
Trong IVM, trứng chưa trưởng thành được lấy ra từ buồng trứng chưa được kích thích, bệnh nhân không cần chích gonadotropins (thuốc kích thích buồng trứng),do đó thực hiện phương pháp này sẽ giảm được chi phí và tránh hội chứng quá kích buồng trứng. Hơn nữa, phương pháp này không cần theo dõi bằng siêu âm, thử nội tiết nhiều lần và thời gian điều trị ngắn hơn so với thụ tinh ống nghiệm bình thường.
Nộp đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được hẹn lịch để bắt đầu đợt điều trị.
Tiêm thuốc hỗ trợ buồng trứng từ khoảng ngày 7- 8 vòng kinh, trong 3 ngày liên tiếp.
Sau đó siêu âm lại 2 buồng trứng, nội mạc tử cung. Tiêm hCG 10.000IU
40h sau khi tiêm tiến hành chọc hút trứng non.
Nuôi trứng non trong lab.
Chồng tới lấy tinh trùng 1 ngày sau chọc hút trứng
Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).
Chuyển phôi vào buồng tử cung vào ngày thứ 3 sau chọc hút trứng.Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi ti. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.
Qui trình Chuyển phôi trữ
Thường chuyển phôi trữ được thực hiện khi chuyển phôi lần trước thất bại. Nếu các xét nghiệm của người vợ quá hạn, bệnh nhân sẽ làm lại các xét nghiệm đó.
Vào đầu chu kỳ kinh (thường ngày 2 vòng kinh), người vợ bắt đầu uống thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung.
Khoảng ngày 6-8 vòng kinh, người vợ trở lại bệnh viện siêu âm. Tùy vào đáp ứng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉnh liều thuốc và hẹn ngày siêu âm kế tiếp.
Đến khi nội mạc tử cung đạt yêu cầu, người vợ được hẹn ngày để chuyển phôi, thường vào buổi chiều khoảng 13h30.
Phôi trữ được rã đông trong phòng lab để chuyển.
Chuyển phôi xong nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.
Hai tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.
Người cho trứng đến phòng khám Hiếm Muộn vào ngày 2 vòng kinh để làm các xét nghiệm cơ bản, trong đó có xét nghiệm nội tiết buồng trứng.
Nếu đủ điều kiện cho trứng, người cho trứng và hai vợ chồng sẽ hoàn tất các bước khám và xét nghiệm cần thiết, nộp đủ các giấy tờ hành chánh để được hẹn lịch lên lầu 8 bắt đầu điều trị (tham khảo Qui trình TTON).
Tại lầu 8, hai người xin và cho trứng được làm các xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê.
Sau đó được uống thuốc nhằm điều chỉnh cho kinh nguyệt hai người xin – cho gần như trùng nhau.
Khi có kinh, người cho trứng được hẹn ngày tiêm thuốc kích thích buồng trứng, siêu âm theo dõi nang noãn và chọc hút trứng (tham khảo Qui trình TTON). Người xin trứng uống thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung để tiếp nhận phôi và mang thai, cũng được siêu âm theo dõi và điều chỉnh thuốc.
Người cho trứng được cho hCG và chọc hút trứng sau đó 36 – 40h.
Vào ngày chọc hút trứng, người chồng tới bệnh viện lấy tinh trùng.
Hai tuần sau thử máu xác định thai.
Trữ tinh trùng
Các đối tượng có nhu cầu trữ tinh trùng bao gồm:
– Trữ tinh trùng tự thân: Người chồng ở xa, không thể tới lấy tinh trùng trong ngày bơm tinh trùng hoặc chọc hút trứng. Trữ tinh trùng trước khi điều trị ung thư, mổ tinh hoàn do bệnh lý…
Cần có xét nghiệm máu HIV âm tính trong vòng 3 tháng trước khi trữ.
Lấy tinh trùng để trữ tại lầu 8 vào các buổi chiều trong tuần từ 13h – 14h (trừ thứ 7, chủ nhật), mang theo: kết quả tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, chứng minh nhân dân bản chính và bản sao, biên lai đóng tiền.
Phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm mà người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn (tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng tinh trùng không thể ra bên ngoài).
Phẫu thuật lấy tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp. Sau khi bác sĩ Nam khoa khám và sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chọn lựa phương pháp phẫu thuật lấy tinh trùng phù hợp:
.
Vào ngày hẹn (thường vào ngày vợ chọc hút trứng), người chồng nhịn đói vào buổi sáng tới bệnh viện. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây mê nhẹ, gây tê và lấy tinh trùng theo một trong các phương pháp trên.
Hỗ trợ phôi thoát màngSau khi trứng và tinh trùng thụ tinh với kỹ thuật IVF hoặc ICSI, phôi được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Bao bên ngoài phôi là màng trong suốt. Trong một số trường hợp, lớp màng này bị cứng chắc bất thường hoặc không mỏng đi trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Dựa trên giả thuyết đó, kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi đã ra đời, giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (10-15%).
Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng tại bệnh viện Từ Dũ là làm mỏng màng phôi bằng tia laser.
1. Trên 34 tuổi
2. Chuyển phôi trữ lạnh.
3. Thất bại sau khi đã chuyển phôi > 2 lần
4. Màng phôi (màng zona) dày và chắc
5. Các đối tượng cân nhắc thực hiện kĩ thuật này: xét nghiệm nội tiết cơ bản (FSH) cao, vô sinh không rõ nguyên nhân, IVM (TTON trưởng thành trứng non).
Tóm tắt kỹ thuật:
• Kích thích buồng trứng.
• Chọc hút trứng.
• Chuẩn bị tinh trùng.
• Dùng hệ thống vi thao tác, tiêm trực tiếp một tinh trùng vào trứng.
• Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng và chuyển phôi vào buồng tử cung trong cùng ngày.