RA MÁU SAU CHUYỂN PHÔI – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT?

bởi | Th8 11, 2022 | Sức khỏe sinh sản, Thụ tinh ống nghiệm (IVF), Tin tức, Vô sinh - Hiếm muộn

Bác sĩ ơi, em vừa chuyển phôi được 1 thời gian và bị ra máu, có sao không bác sĩ? Câu hỏi mà bác sĩ rất thường hay gặp đối với các bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy hiện tượng này được lý giải như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông tin từ Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ bạn nhé.

Ra máu sau chuyển phôi là gì?

Theo các chuyên gia, sau chuyển phôi vào buồng tử cung, phôi thai sẽ chuẩn bị để làm tổ vào tử cung. Nó được gắn vào thành tử cung với sự trợ giúp đỡ của vi nhung mao niêm mạc và bắt đầu phát triển. Nó tạo ra một lượng lớn hormon gonadotropin màng đệm (HCG), là một dấu hiệu chính thể hiện mang thai. Hormon này quyết định quá trình thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không? Trong thời kỳ này, người phụ nữ có thể tiết dịch âm đạo. Đặc điểm của dịch âm đạo là một dấu hiệu quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ và sự thành công của IVF. Sau chuyển phôi, bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo băng vệ sinh hằng ngày quan sát tính chất của dịch tiết sau đó thông báo cho bác sĩ.

Rất khó để thu thập số liệu thống kê chính xác vì không phải tất cả các chị đều báo cho bác sĩ về dấu hiệu ra máu. Dữ liệu ước tính cho thấy, cứ 3 phụ nữ sẽ có một người ra máu sau chuyển phôi. Lưu ý rằng, không phải tất cả các phụ nữ đều bị ra máu, thường gặp ở 7 – 42% bệnh nhân sau chuyển phôi.

– Không phải là một triệu chứng liên quan đến kết quả điều trị

– Không có nghĩa là phôi “rơi” ra ngoài

– Không phải là dấu hiệu của thất bại điều trị

Sau chuyển phôi bị ra máu nâu hoặc đen nếu chỉ vài giọt nhỏ thì bạn không nên quá lo lắng vì rất có thể đó chỉ là máu báo bình thường cho thấy sự di chuyển và làm tổ của thai nhi trong giai đoạn từ 1 tới 14 ngày. Việc ra giọt máu hồng hoặc máu sẫm một phần chỉ là do lượng nội tiết tố sản sinh trong cơ thể của mỗi người khác nhau.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau chuyển phôi

Ra máu sau chuyển phôi xảy ra bởi một số lý do sau:

Do tác động của nội tiết lên thành âm đạo, dịch niêm mạc âm đạo bong ra, nhiều hơn khi có thụ thai

– Do tác động của việc đặt thuốc ngả âm đạo lên cổ tử cung trong khi cổ tử cung đang nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn; hoặc cổ tử cung lộ tuyến, dễ rỉ máu

– Tác động từ việc quan hệ sau chuyển phôi

– Do nằm quá nhiều, hạn chế đi lại sau chuyển phôi, dịch tiết ra ngoài không nhiều nhưng xuất tiết kéo dài

– Do có thai, dịch nâu tại thời điểm thử thai sẽ ra nhiều hơn.

Ra huyết không nhất thiết là có gì đó không ổn, có thể đơn giản chỉ là phôi đang làm tổ mà thôi.

Bạn nên làm gì nếu có ra máu?

– Bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu và báo cho nhân viên y tế. Đừng hoảng sợ. Hoảng sợ làm tăng nhịp tim gây tăng chảy máu.

– Mặc dù hiện tượng ra máu nhẹ là bình thường sau khi thụ tinh ống nghiệm, tuy nhiên nên theo dõi các đặc điểm của ra huyết để loại trừ các biến chứng. Nếu ra huyết lượng nhiều, kéo dài và kèm bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin và kiến thức hữu ích. Bệnh viện CK Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ chúc các mẹ sớm thành công với phương pháp IVF, mang lại niềm vui cho cả gia đình.

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA NAM HỌC & HIẾM MUỘN VIỆT – BỈ

Địa chỉ fanpage https://www.facebook.com/benhvienvietbi/

Website: https://benhvienvietbi.vn/

Landingpage: https://gioithieu.benhvienvietbi.vn/

Điện thoại: 0935.938.268 – 0932.131.393

Trợ lý – TS.BS Lê Vương Văn Vệ: 0903.251.961

Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Trỗi – Q. Thanh Xuân – TP. HN (Ngay 356A đường Giải Phóng rẽ vào).

Hỏi Đáp:

KẾT HÔN 5 NĂM NHƯNG KHÔNG THỂ QUAN HỆ VỚI CHỒNG

Người phụ nữ 30 tuổi kết hôn 5 năm nhưng không thể giao hợp với chồng, bác sĩ phát hiện mắc chứng co thắt âm đạo. Ngày 27/2, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt - Bỉ cho biết chức năng sinh sản và cấu trúc bộ phận sinh dục của hai vợ...

Đọc thêm

“TINH BINH LOÃNG” CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?

Hỏi: Thưa bác sĩ, nhiều nam giới lo lắng khi gặp tình trạng tinh dịch loãng hơn so với bình thường và không biết làm sao để khắc phục, liệu tình trạng này có tự khỏi được không? Đáp: Theo Ths.Bs Hà Ngọc Mạnh, Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt -...

Đọc thêm

VÒI TỬ CUNG (VÒI TRỨNG) QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG THỤ THAI TỰ NHIÊN?

Khi quan hệ theo con đường tự nhiên, tinh trùng đi từ cổ tử cung qua buồng tử cung và vào vòi tử cung, gặp noãn đã được loa vòi bắt từ trước đó. Hai bạn này sẽ kết hợp (thụ tinh) tạo thành phôi thai, đây là chức năng đầu tiên của vòi tử cung (giống như cầu nối để noãn và tinh trùng gặp nhau, vì trên bề mặt lòng vòi tử cung có các lông chuyển giúp noãn, tinh trùng và phôi di chuyển – chính là khi các mẹ chụp tử cung vòi trứng đánh giá có thông hay không đấy)

Đọc thêm

KHI NÀO NÊN CHỤP TỬ CUNG VÒI TRỨNG?

Chụp tử cung vòi trứng là phương pháp thăm dò ống cổ tử cung, hai vòi tử cung và buồng tử cung nhờ bơm một chất cản quang từ cổ tử cung vào lòng tử cung. Vậy khi nào là thời điểm bạn nên cân nhắc đi chụp tử cung vòi trứng?

Đọc thêm