TÂM SỰ NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG

bởi | Th10 25, 2021 | Tin tức, Tin tức nổi bật

(Bài viết của điều dưỡng Phùng Thị Kim Anh – Từ cuộc thi Việt Bỉ Trong Tôi)

Người ta thường nói, bất cứ một chuyện gì đến với cuộc đời bạn, đều khỏi nguồn bởi một chữ “duyên”. Và có lẽ chính chữ “duyên” đã đưa tôi đến với ngành Y, và cũng một chữ “duyên” đã dẫn tôi đến với Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ. Trong những ngày tháng dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp, nghề Y được tôn vinh và nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết, ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 cũng đang cận kề, lòng tôi lại nôn nao và bồi hồi nhớ về chặng đường đến với nghề được khoác trên mình chiếc áo Blouse trắng cao quý, nhớ về quãng đường mà tôi đã đi qua với Bệnh viện.

Vào một chiều 30 Tết, khi tôi đang vội vã với những công việc của một sinh viên thực tập trường Y thì được điều dưỡng chính phân công chăm sóc một bác bệnh nhân trung tuổi. Khi thấy tôi là thực tập viên chăm sóc nhưng Bác không hề có ý khó chịu mà còn chỉ bảo tôi cách lấy máu ra sao tựa như một điều dưỡng lành nghề. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu nói chuyện với Bác, học cách giao tiếp với Bệnh nhân của mình khi làm việc. Bác nói với tôi rằng: “Việc làm cao quý nhất chính là được chăm sóc cho người khác”. Những lời chia sẻ của Bác khiến tôi vô cùng cảm động, lần đầu tiên tôi cảm nhận được sâu sắc nhất giá trị cao đẹp của nghề nghiệp mà tôi đã lựa chọn. Ấn tượng đầu tiên trong tôi về Bác giống như một người cha thật hiền từ, ân cần và từ tốn. Khi ra về Bác còn không quên ghé qua phòng hành chính đưa cho tôi tấm danh thiếp của Bác. Ngày đó, còn trẻ dại và suy nghĩ vu vơ, tôi không nghĩ nhiều mà đặt tấm danh thiếp vào sâu trong hộc tủ của mình.

Một năm sau đó, tôi chính thức tốt nghiệp và ra trường. Trong lúc chơi vơi tìm việc, không biết phải làm gì tiếp theo cho hành trang của cuộc đời, tôi mở ngăn tủ ra và tìm lại tấm danh thiếp, suy nghĩ hay mình thử liên lạc với Bác xem sao. Điều khiến tôi vô cùng bất ngờ là khi nhấc máy nói chuyện được đôi câu Bác vẫn nhớ và nhận ra mình, Bác hẹn tôi đến cơ sở khám chữa bệnh hiện tại của Bác. Tôi vẫn nhớ cảm giác vui mừng và hạnh phúc lúc đó của mình, một niềm hy vọng mãnh liệt được thắp lên trong tôi.

Theo hẹn, tôi tìm đến bệnh viện của Bác, đó là một tòa nhà màu vàng 10 tầng. Tôi đi từng bước, đi qua mỗi tầng mà tầng nào cũng đang phủ những lớp bụi, ngổn ngang vật liệu xây dựng. Tôi đến phòng và gặp lại Bác trong lúc Bác đang tư vấn cho bệnh nhân. Từng cử chỉ, thần thái và ánh mắt của Bác đã khiến tôi tin tưởng rằng nơi đây sẽ là nơi tôi có thể trưởng thành, tôi hiểu được nỗi đau của những người cha người mẹ hiếm muộn không có con. Và tôi quyết định đến với Việt – Bỉ qua người Thầy, người Bác sĩ có tên Lê Vương Văn Vệ.

Thời gian đầu làm việc với Tiến sĩ Vệ tôi bị vỡ mộng với hình tượng của lần đầu gặp mặt, Bác nghiêm khắc với tôi trong từng chữ viết, từng câu nói giao tiếp với bệnh nhân, dù là lỗi nhỏ nhất cũng bị Bác la mắng,…. Thế nhưng, vẫn là Bác khi bước ra khỏi cánh cửa phòng khám vào cuộc sống đời thường, tôi thấy Bác bình dị đến lạ, Bác cười phá lên khen ăn ngon tuyệt với đĩa ngọn su su xào xém cháy của tôi. Bác kể cho tôi nghe về những ngày đầu đến với chuyên khoa Nam học. Bác lăn lộn nhiều năm học hành trong môi trường Bệnh viện Việt – Đức, quyết định từ bỏ môi trường công lập để tìm tiếng nói riêng cho ngành Nam học Việt Nam. Những phòng khám đầu tiên do Bác mở, những thành tựu Bác đã gây dựng nên và để lại ở Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, và cả những ngày lao tâm khổ tứ để có thể bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ của mình….. Thời gian cứ thế trôi qua tôi trưởng thành hơn khi được làm việc cùng Bác. Những ngày làm việc sau này đã vắng đi bóng dáng của Bác, tôi cảm thấy lòng mình trùng xuống, nhiệt huyết với công việc giảm đi. Nhưng may mắn thay vì tôi được gần gũi với những thành viên trong gia đình của Bác – họ là 1 gia đình có sự đồng điệu về tâm tư, suy nghĩ, đều có sự quyết tâm thật lớn, luôn luôn có niềm tin và nỗ lực không ngừng cho đứa con tiếp theo của Tiến sĩ là Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ.

Tôi được may mắn làm việc và tiếp tục học hỏi từ các Bác sĩ là học trò nhiều năm nay của Tiến sĩ Vệ. Các học trò của Tiến sĩ cũng mang trong mình nhiệt huyết, tâm tư, tình cảm với bệnh nhân như người thân của mình, họ vui buồn theo niềm vui và nỗi buồn của người bệnh. Những ca bệnh đến với chúng tôi trên chiếc xe lăn, sự bất lực của người đàn ông không có tinh trùng trong tinh dịch, những người phụ nữ bất thường ở tử cung: tử cung vách ngăn, tử cung đôi, tắc , hở sẹo vết mổ đẻ cũ,…. họ phải lên bàn mổ để xử lý có thể không chỉ một lần, thời gian Hiếm muộn của họ có thể không chỉ tính bằng vài năm mà mười mấy hai mươi năm. Đội ngũ bác sĩ chỉ sợ người bệnh nản lòng mà bỏ cuộc bởi điều trị hiếm muộn đâu phải là ngày một ngày hai mà là cả một chặng đường, cần phải có sự cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân. Hai chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn của Bệnh viện luôn phải ngồi lại để cùng nhau bàn luận, những cuộc họp căng thẳng và kéo dài với mong muốn tìm được phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Thời gian trôi đi, những tin báo đậu thai của bệnh nhân ở khắp mọi miền Tổ quốc lại về với bệnh viện cứ dần dần tăng theo ngày tháng, niềm vui của mỗi bệnh nhân cũng chính là niềm hạnh phúc lớn lao mà trân quý của tất cả đội ngũ y bác sĩ  bệnh viện. Chúng tôi từng bước chứng minh cho bệnh nhân thấy họ chỉ Hiếm muộn chứ không Vô sinh.

Cứ như vậy, qua mỗi năm, số lượng các cặp vợ chồng tin tưởng và tìm đến với Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ mỗi ngày một tăng lên, Bệnh nhân đến với Bệnh viện đồng nghĩa với việc họ gửi gắm niềm tin và cả hy vọng vào chúng tôi, họ trao cho chúng tôi cơ hội để trưởng thành và lớn mạnh hơn. Mỗi năm đi qua Bệnh viện lại gặt hái thêm được những thành tựu to lớn, những tấm ảnh phản hồi trở lại của Bệnh nhân về những đứa con kháu khỉnh, đáng yêu của họ, những bệnh nhân trực tiếp đưa các cháu quay lại thăm các cô, chú y Bác sĩ của Bệnh viện, những lời cảm ơn của Bệnh nhân khiến cho chúng tôi thấy ấm lòng, quên đi mệt mỏi của công việc và cuộc sống, cảm thấy mình đã góp một phần nhỏ bé để gieo nên những mầm sống mới cho xã hội.

Năm 2020 vừa qua, dưới sự càn quét của đại dịch Covid -19 Bệnh viện là cơ sở hỗ trợ sinh sản đầu tiên ở Việt Nam có chương trình “Cam kết Vàng”, cam kết hoàn trả 30 triệu đồng khi Bệnh nhân thực hiện làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại tại Bệnh viện. Tâm lý người bệnh là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị Hiếm muộn, đây là một chương trình mang đến cho bệnh nhân niềm tin tưởng, như một gói bảo hiểm cho bệnh nhân vững tâm hơn khi bước vào điều trị, và nó mang tính nhân đạo rất lớn đối với những bệnh nhân chưa “đủ duyên” để gặp những đứa con của mình, cũng là hỗ trợ để họ có thểm động lực tiếp tục trên con đường tìm kiếm con yêu – Của để dành của mình. Chúng tôi cũng tự hào về thành công của chương trình khi tháng 11/2020 tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện đạt 80%, tháng 12/2020 là 78%, tương đương với các trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam và trên Thế Giới. Những thành công ấy khiến tôi – một thành viên nhỏ bé trong đại gia đình Việt – Bỉ cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Là một điều dưỡng viên gắn bó với Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ từ những ngày Bệnh viện mới chỉ như một đứa trẻ mới được sinh ra, tôi đã cùng Việt – Bỉ trưởng thành và lớn lên cho đến ngày hôm nay, đây là một niềm vinh hạnh và cũng là niềm tự hào trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn Tiến sĩ Vệ – người Bác đáng kính trong lòng tôi – đã cho tôi cơ hội được đến với Bệnh viện, được gắn bó với nơi này, và được cống hiến hết mình cho sự lớn mạnh của bệnh viện. Trong tương lai, tôi cũng tin rằng, với sự quản lý tài giỏi của các cấp lãnh đạo, với chuyên môn vững chắc của các Bác sĩ, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa, giúp đỡ thêm được nhiều các cặp vợ chồng trong hành trình đi tìm con yêu. Chúng tôi sẽ mỗi ngày ghi tên Bệnh viện mạnh mẽ hơn nữa lên tấm bản đồ Hỗ trợ sinh sản Việt Nam, không phụ lòng người thầy, người cha, người sáng lập Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ – Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ.

Hỏi Đáp:

DÍNH BUỒNG TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN GÂY VÔ SINH NỮ

Tử cung bị dính là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, đặc biệt là đối với những người đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo hút thai, bóc tách u xơ tử cung. Dính buồng tử cung có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây ra tình trạng hiếm muộn,...

Đọc thêm

BỆNH QUAI BỊ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VÔ SINH Ở NAM GIỚI

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Tuy bản chất lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, tổn thương hệ thần kinh...

Đọc thêm

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm