Vô sinh nam vì không ”con giống”

Trang chủ TS.BS Lê Vương Văn Vệ Báo chí nói về ông Vô sinh nam vì không ”con giống”

Nguồn: Báo 24h

Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, không tinh trùng là trong tinh dịch không có “con giống”, là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.

BS Lê Vương Văn Vệ – Hiện là Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ cùng nhóm cộng sự vừa công bố kết quả nghiên cứu 415 trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng trong tinh dịch (Azoospermia) ở 2.150 cặp hiếm muộn được khám và điều trị tại bệnh viện này trong những năm qua.

Không “con giống” – nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới

Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, không tinh trùng là trong tinh dịch không có “con giống”, là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Vô sinh nam chiếm tỷ lệ 45-50% trong vô sinh, và không “con giống” lại là nguyên nhân chủ yếu. Bệnh dễ chẩn đoán, nhưng điều trị lại rất khó khăn. Tuy vậy, với tiến bộ trong điều trị, đặc biệt là hỗ trợ sinh sản có khoảng 75-80% nam giới được chẩn đoán không tinh trùng trong tinh dịch vẫn có con bằng tinh trùng của mình.

Triệu chứng của không tinh trùng, theo tiến sĩ Vệ, rất khó chẩn đoán, nếu không xét nghiệm, phân tích tinh dịch. “Trên lâm sàng chúng tôi gặp nhiều nam giới hình thức ưa nhìn, tình dục vẫn tốt, trí tuệ phát triển nhưng tinh dịch lại không có tinh trùng. Và chỉ có phân tích tinh dịch mới xác định là Azoo hay không?” – tiến sĩ Vệ nói. Nguyên nhân không tinh trùng vô cùng phức tạp, trong thực hành lâm sàng người ta chia làm hai loại: Không tinh trùng do bít tắc đường dẫn tinh (Mào tinh hoặc ống dẫn tinh) và Không tinh trùng do vấn đề của sinh tinh.

Nguyên nhân sản xuất tinh trùng: Đôi khi, azoo lại là nguyên nhân tại tinh hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng, hoặc là rối loạn hoạt động của Trục đồi thị- tuyến yên – tinh hoàn. Nguyên nhân khác, là rối loạn nội tiết tố sinh dục, do thiếu nội tiết hoặc rối loạn sản xuất, mất cân bằng của quá trình sản xuất hay chuyển hóa hormone sinh dục. Cạnh đó là do tinh hoàn ẩn, đặc biệt nằm trong ố bụng, nếu không được phẫu thuật trước 24 tháng, hoặc phẫu thuật không tốt làm thương tổn động mạch, ống dẫn tinh gây teo tinh hoàn hoặc tắc ống dẫn tinh. Thương tổn hệ thống mạch máu do chấn thương, trong đó giãn tĩnh mạch tinh cũng là nguyên nhân làm thương tổn quá trình sinh tinh thậm chí không tinh trùng.

Azoo còn là di chứng của quai bị; bệnh do gene: rối loạn nhiễm sắc thể; hội chứng Klinefelter’s Syndrome (XXY), XO, XX… Do đường dẫn, như thắt ống dẫn tinh triệt sản, viêm tắc ống dẫn tinh- mào tinh. Do di chứng của bệnh lây qua đường sinh dục (Sexually Transmitted Diseases) như lậu, chlamiadia…, lao mào tinh. Ngoài ra do không ống dẫn tinh bẩm sinh CBAV (Congenital Absence of Vans Deferens).

Thực tế lâm sàng – những con số biết nói

Nghiên cứu 415 nam giới không tinh trùng trong tinh dịch trong 2.150 cặp vô sinh được khám và điều trị tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong thời gian từ tháng 1/2006 đến 1/2010 cho thấy, bệnh không chừa ai, có người là kỹ sư, có người là phi công… Bác sĩ, nhân viên y tế gặp bệnh này không phải là ít. TS – BS Lê Vương Văn Vệ và các cộng sự đã nghiên cứu theo phương pháp phân loại theo nguyên nhân gây bệnh và giải phẫu (do đường dẫn hay không do đường dẫn tinh); cùng các phương pháp can thiệp chẩn đoán (PESA; TESA; Biopsy; chụp ống dẫn tinh…), cũng như phân tích biến đổi nội tiết tố sinh dục bằng kỹ thuật ELISA, mô học tinh hoàn.

Tiến sĩ Vệ cho rằng, trong những năm gần đây, chẩn đoán và điều trị vô sinh có nhiều tiến bộ. Thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm, và ICSI mở ra tương lai mới trong điều trị vô sinh, đặc biệt là không tinh trùng trong tinh dịch. Cũng nhờ đó mà phân loại azoospermia trên lâm sàng cũng đơn giản và hiệu quả hơn. “Ở nước ta, đã có nghiên cứu sử dụng tinh trùng lấy từ tinh hoàn, hay mào tinh bằng các thủ thuật MESA.PESA, TESE.TESE, hoặc PESE ở bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh do azoo không tinh trùng để hỗ trợ sinh sản. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 415 vô sinh nam do không tinh trùng trong tinh dịch, nhằm mục tiêu phân tích những biến đổi về nội tiết sinh dục, mô học tinh hoàn ở nhóm do đường dẫn và không do đường dẫn và phân loại azoo do đường dẫn và không do đường dẫn, cũng như nguyên nhân gây bệnh” – tiến sĩ Vệ nói.

Xét nghiệm tinh dịch đồ, trong 2150 cặp có 415 không tinh trùng trong tinh dịch, azoo chiếm khoảng 10 – 20% trong phân tích mẫu tinh dịch. Sau khi người bệnh được chẩn đoán xác định là vô sinh do không tinh trùng trong tinh dịch, các bác sỹ tiến hành các xét nghiệm và thủ thuật can thiệp. Khi nghiên cứu Azoo, các bác sỹ cũng đưa ra qui trình khám, xét nghiệm có giá trị trong tìm nguyên nhân gây bệnh. Về nội tiết sinh dục, nghiên cứu thấy có tác động trực tiếp đến sinh tinh qua chu trình: Đồi thị – tuyến yên và tinh hoàn. Bởi sự giải phóng FSH, LH… tác động đến recepter của tế bào leydigs và Sertoly theo tác động Fiedback. Cụ thể, FSH, LH và Testosteron bình thường ở nhóm azoo do đường dẫn thể hiện khả năng sinh tinh, cũng như tình dục ít biến đổi. Nhưng nhóm azoo không do đường dẫn FSH; LH tăng cao và Testosteron giảm có ý nghĩa (với p<0,001). Kết quả là do thương tổn không hồi phục của nhu mô tinh hoàn. Những thay đổi này, vừa là hậu quả, lại là nguyên nhân gây rối loạn chức năng sinh tinh cũng như hoạt động tình dục.

Để xác định chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị, theo tiến sĩ Vệ, ông và nhóm cộng sự tiến hành can thiệp các thủ thuật thám sát mào tinh, tinh hoàn, chụp ODT, phân tích NST. Thực hiện kỹ thuật MESA, TESA, PESA… “Chúng tôi thấy, hầu như bệnh nhân không tinh trùng được can thiệp thủ thuật ở mào tinh và tinh hoàn chiếm tới 84,57% (351/415 trường hợp). Thủ thuật này rất hữu ích trong chẩn đoán, xếp loại và tiên lượng điều trị”. Tiến sĩ cho biết, mô học tinh hoàn kết hợp, hoặc không phẫu thuật bộc lộ ống dẫn tinh là chuẩn vàng để xác định khiếm khuyết sinh tinh do tắc là nguyên nhân azoo. Trong mẫu sinh thiết, mô học tinh hoàn hầu như bình thường ở nhóm không ống dẫn tinh và tắc ống dẫn tinh – mào tinh. Còn nhóm azoo không do đường dẫn, nhu mô tinh hoàn thương tổn, lòng ống sinh tinh giãn rộng lấp đầy khoảng mỡ hoặc keo hóa, tế bào dòng tinh ngừng trưởng thành, chỉ có tế bào sertoly và xơ hóa ống.

Trong các mẫu phân tích nhiễm sắc thể giới tính, bất thường nhiễm sắc thể chiếm 12,79% (22/172 trường hợp). Cũng gặp nguyên nhân azoo do hội chứng Klinerfelter, hoặc chuyển đoạn, mất vi đoạn của nhiễm sắc thể giới tính. Nghiên cứu còn cho thấy, teo tinh hoàn – rối loạn sinh tinh gặp nhiều nhất, sau đó là không ống dẫn tinh bẩm sinh (70 trường hợp), tắc ống dẫn tinh – mào tinh gặp 85 trường hợp.

Các nguyên nhân khác, như rối loạn nhiễm sắc thể, tiền sử mắc bệnh quai bị chiếm 6,98%, giãn tĩnh mạch tinh có 15 trường hợp, tinh hoàn lạc chỗ có 14 trường hợp và không rõ nguyên nhân là 14 trường hợp. “Chúng tôi chia bệnh nhân thành hai loại: azoo do đường dẫn (không ống dẫn tinh bẩm sinh; Tắc ống dẫn tinh – mào tinh). Nhóm không do đường dẫn, có ống dẫn, mào tinh bình thường. Trong đó không ống dẫn tinh bẩm sinh chiếm 16,86% (70/415 trường hợp); tắc ống dẫn tinh – mào tinh chiếm 20,48% (85/415 trường hợp), nguyên do hậu quả của bệnh lây qua đường tình dục, lao mào tinh, chấn thương. Nhóm do đường dẫn có thể được phẫu thuật (V-E), hoặc hỗ trợ sinh sản (ART: ICSI), với khả năng trở thành cha sinh học rất cao” – lời tiến sĩ Vệ.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu 415 trường hợp vô sinh nam do azoo trong 2150 cặp hiếm muộn (chiếm tỷ lệ 19,30%) cho thấy, Azoo do đường dẫn chiếm 37, 49% (155/415 trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng trong tinh dịch), và không do đường dẫn 62,65% (260/415 trường hợp). Các thủ thuật PESA – TESA – Biopsy chiếm 84.57% (351/415 trường hợp); có tinh trùng trong mào tinh và nhu mô tinh hoàn chiếm 40.17% (141/351 trường hợp); Không tinh trùng, nhu mô tinh hoàn teo, xơ hóa chiếm 59.82% (210/ 351 trường hợp)… Nội tiết sinh dục (FSH, LH, Testosteron) thay đổi có ý nghĩa ở nhóm azoo không do đường dẫn. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm không ống dẫn tinh bẩm sinh, tắc ống dẫn tinh – mào tinh do di chứng mắc bệnh đường sinh dục, bất thường nhiễm sắc thể giới tính, đứt đoạn, chuyển vi đoạn… di chứng quai bị, giãn tĩnh mạch tinh… và không rõ nguyên nhân chỉ chiếm 3,37% (14/415 trường hợp).

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •