Thụ tinh nhân tạo và những điều cần biết

Trang chủ Vô sinh - Hiếm muộn Thụ tinh nhân tạo (IUI) Thụ tinh nhân tạo và những điều cần biết

Thụ tinh nhân tạo là điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung – các bác sĩ sẽ chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của chồng để bơm vào buồng tử cung của người vợ tại thời điểm trứng rụng

Phương pháp này còn được gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination – IUI)

Các cặp vợ chồng thường được chỉ định điều trị vô sinh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo khi họ đã kết hôn sau 1 năm mà vẫn chưa có thể có thai. Ngoài ra phương pháp điều trị hiếm muộn này cũng là giải pháp tốt cho các cặp vợ chồng gặp khó khăn khi quan hệ tình dục, ví dụ như  những người khuyết tật hoặc có vấn đề về tâm lý tình dục.

Nếu không thể thụ thai bằng phương pháp IUI, bạn cũng có thể tìm đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm ( In vitro Fertilization – IVF), nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào phương pháp thụ tinh nhân tạo cũng như những tiềm năng và hiệu quả của nó.

tinh-trung-yeu-tinh-trung-loang-co-bi-vo-sinh-khong

Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện như thế nào?

Trước khi thực hiện IUI, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây nên sự hiếm muộn và xem phương pháp này có phù hợp với cơ địa của họ không.

Đối với những người phụ nữ cần đến thụ tinh nhân tạo, vòi trứng của người đó phải được mở và hoàn toàn bình thường, vì đó là nơi tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng và tạo thành phôi di chuyển đến tử cung.

Bác sĩ sẽ dùng một trong ba phương pháp nội soi ổ bụng, x-quang tử cung vòi trứng có cản quang và siêu âm buồng tử cung – vòi trứng qua đường âm đạo có sử dụng chất cản âm HyCoSy để kiểm tra vòi trứng của bạn.

Thời gian điều trị

Để tối ưu hóa khả năng thành công, một chu trình thụ tinh nhân tạo sẽ được thực hiện ngay sau thời điểm rụng trứng, hầu hết phụ nữ rụng trứng sau 12-16 ngày từ lần có kinh cuối cùng.

Bạn cũng có thể sử dụng bộ dụng cụ dự đoán ngày rụng trứng (OPK) để biết chính xác hơn thời điểm rụng trứng. OPK có thể đo lượng hormone được giải phóng trong nước tiểu hoặc nước bọt khi bạn đến thời điểm rụng trứng. Hoặc bạn cũng có thể làm xét nghiệm máu để xác định thời điểm rụng trứng.

Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc kích thích rụng trứng để giúp bạn đẩy nhanh thời gian chờ hơn. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo để có thể theo dõi sự phát triển của trứng, ngay khi trứng trưởng thành, bạn sẽ được tiêm một loại hormone để kích thích phóng trứng.

Thụ tinh nhân tạo dùng tinh trùng của chồng

Tinh trùng của chồng bạn sẽ được “rửa sạch” và lọc qua bằng thiết bị đặc biệt để loại bỏ tất cả những tinh trùng yếu hoặc tinh trùng chết. Tiến trình này dùng để chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất.

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để mở âm đạo của người nữ và đặt một ống thông nhỏ, mềm dẻo gọi là catheter vào trong âm đạo, sau đó dẫn đường vào bên trong tử cung của người nữ, tiến trình này thường ít gây đau, mặc dù một vài người sẽ cảm thấy co rút nhẹ. Tinh trùng sau đó sẽ đi qua ống catheter và vào tử cung.

Chỉ với khoảng 10 phút tiến hành, bạn và chồng có thể về nhà sau khi thực hiện xong thủ thuật.

Thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh trùng được hiến

Nếu tinh trùng của chồng bạn không khỏe mạnh, hoặc bạn không muốn quan hệ tình dục nam nữ, bạn vẫn có thể có con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh trùng được hiến.

Người hiến có thể là người quen hoặc bạn có thể mua tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Việc chọn sử dụng tinh trùng được hiến tặng có thể là một quyết định  khó khăn do đứa bé sinh ra không cùng huyết thống với người cha, tuy nhiên các cặp đôi thường sẽ được tư vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Ở phương pháp này, tinh trùng sẽ được rã đông trước rồi sau đó bạn cũng vẫn trải qua những bước tiến hành tương tự như IUI bình thường.

Tất cả những mẫu tinh trùng hiến tặng sẽ được kiểm nghiệm xem có bị mắc bệnh truyền nhiễm nào không như HIV, viêm gan B, viêm gan C và những rối loạn di truyền khác chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh xơ nang.

Ngân hàng tinh trùng sẽ cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh lý của người hiến như chủng tộc, màu tóc, màu mắt… Điều này sẽ giúp cho các cặp đôi chọn lựa người hiến có đặc điểm giống như những gì mình mong muốn.

Cơ hội thành công của thụ tinh nhân tạo IUI

Độ tuổi của người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cụ thể là theo Cơ quan Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai (Human Fertilisation and Embryology Authority – HFEA), tỉ lệ thành công sẽ là:

  • 8% nếu người nữ dưới 35 tuổi;
  • 0% nếu người nữ từ 35-39 tuổi;
  • 7% nếu người nữ từ 40-42 tuổi;
  • 2% nếu người nữ từ 43-44 tuổi;
  • 0% nếu người nữ hơn 44 tuổi.

Không chỉ phụ thuộc vào tuổi của người nữ, cơ hội thành công cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng tinh trùng (sử dụng tinh trùng mới sẽ gia tăng khả năng thụ thai hơn sử dụng tinh trùng đông lạnh). Ngoài ra tỉ lệ thụ thai còn ảnh hưởng bởi công nghệ và sự chẩn đoán thời gian rụng trứng có chính xác không.

Biến chứng của thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo không chỉ mang lại lợi ích mà còn đưa đến những nguy cơ bị biến chứng cho người nữ như bị nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng dưới 1% những phụ nữ tiến hành thụ tinh nhân tạo bị nhiễm trùng do thực hiện phương pháp này. Phụ nữ sau khi thụ tinh nhân tạo có thể bị thương ở âm đạo do tiến trình đặt ống thông vào lòng tử cung có thể gây chảy máu âm đạo, nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai.

IUI không gây tăng nguy cơ đa thai. Tuy nhiên, khi IUI kết hợp với liệu pháp dùng thuốc phóng trứng thích hợp, nguy cơ đa thai sẽ gia tăng đáng kể. Mang đa thai sẽ nguy hiểm hơn mang thai một con vì trẻ có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân.

Thụ tinh nhân tạo là một phương pháp hiệu quả nhưng cũng có nhiều biến chứng phức tạp. Vì thế bạn hãy luôn giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh để không phải nhờ đến phương pháp này nhé.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •