TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau.

Tinh trùng là gì?

Tinh trùng là tế bào sinh dục nam, tế bào sinh sản hoặc giao tử. Tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng – tế bào sinh dục cái và tạo thành phôi thai. Tinh trùng dài khoảng 0,05 mm, có 3 bộ phận chính gồm phần đầu, cổ và đuôi.

Tinh trùng được sản xuất từ đâu trong cơ thể nam giới?

Tinh trùng được sản xuất bởi các ống sinh tinh ở tinh hoàn trong cơ thể nam giới. Tinh hoàn luôn sản xuất tinh trùng liên tục. Tuy nhiên, tinh trùng mới cần thời gian để trưởng thành trước khi thụ tinh với trứng. Quá trình tinh trùng trưởng thành sẽ mất hơn 10 tuần. Vì vậy, tinh trùng non sẽ di chuyển đến một ống khác ở phía sau tinh hoàn – gọi là mào tinh hoàn.

Tinh trùng được sản xuất bởi các ống sinh tinh ở tinh hoàn trong cơ thể nam giới.

Quá trình hình thành tinh trùng như thế nào?

Quá trình hình thành tinh trùng có ba giai đoạn cơ bản bao gồm: giai đoạn tăng sinh, giai đoạn phân bào và giai đoạn sinh tinh.

1. Giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn tăng sinh là vô số quá trình nguyên phân diễn ra nhằm hình thành nhiều tế bào tiền thân tinh trùng, tức là nhiều tế bào sinh tinh. Từ tế bào gốc mầm, nguyên bào sinh tinh loại A được hình thành. Sau đó, nguyên bào này thông qua quá trình phân chia tế bào tạo ra tinh trùng loại A và B:

  • Loại A sẽ tiếp tục nhân lên và hình thành tinh trùng loại A và B.
  • Loại B tạo ra một tế bào sinh tinh sơ cấp. Sau đó, tế bào này tạo ra 4 tinh trùng trưởng thành sau khi quá trình sinh tinh hoàn tất.

Khi nam giới đến tuổi sinh sản (tuổi dậy thì), các tế bào loại A và B sẽ phân chia nhiều lần để tạo thành tế bào sinh tinh sơ cấp. Trong suốt quá trình phân chia này, tế bào có thể thay đổi.

2. Giai đoạn giảm phân

Giai đoạn giảm phân hay còn gọi sinh tinh trùng là dạng phân chia tế bào mới, bắt đầu làm giảm thông tin di truyền và tạo thành các tế bào đơn bội – tinh trùng. Giai đoạn giảm phân chia làm 2 lần, gồm:

  • Giảm phân 1: Mỗi tế bào sinh tinh sơ cấp tạo ra hai tế bào sinh tinh thứ cấp đơn bội.
  • Giảm phân 2: Hai tinh trùng được tạo ra từ mỗi tế bào sinh tinh thứ cấp. Vậy, mỗi tế bào sinh tinh sơ cấp (lưỡng bội) sẽ thu được 4 tinh trùng (đơn bội).

3. Sinh tinh trùng

Đây là giai đoạn cuối của quá trình hình thành tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành hoàn thiện với phần đuôi tăng kích thước, có roi để di chuyển; phần đầu thu nhỏ lại, có hình dạng nhọn đặc trưng do tế bào chất thu nhỏ, nhân dài ra và hình thành acrosome. Cuối cùng, tinh trùng trưởng thành được phóng vào trung tâm của ống sinh tinh và sẵn sàng xuất tinh.

Cấu tạo, đặc điểm nhận dạng của tinh trùng

Tinh trùng gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi.

1. Cấu tạo

  • Phần đầu: Phần này của tinh trùng mang 23 nhiễm sắc thể, chứa tất cả thông tin di truyền. Quá trình thụ tinh diễn ra, một tế bào tinh trùng xâm nhập vào trứng, kết hợp với 23 nhiễm sắc thể trong trứng tạo thành một tế bào gồm 46 nhiễm sắc thể. Sau 9 tháng em bé sẽ chào đời.
  • Phần cổ: Phần này chứa ty thể, tạo lực để tinh trùng di chuyển.
  • Phần đuôi: Phần này giúp tinh trùng di chuyển về phía trước, đi qua tử cung vào ống dẫn trứng, tìm trứng và thụ tinh. Phần đuôi chiếm khoảng 90% chiều dài của tinh trùng.

2. Đặc điểm nhận dạng

  • Màu sắc: Thông thường, tinh trùng có màu trắng đục. Nếu tinh trùng lâu ngày không xuất ra sẽ có màu vàng nhạt.
  • Mùi: Tinh trùng có mùi nhạt, tuy nhiên, mùi tinh trùng sẽ thay đổi tùy vào thức ăn hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh.
  • Vị: Vị tinh trùng được diễn tả là sự kết hợp của:
    • Đắng hoặc mặn vì tinh trùng có tính kiềm.
    • Ngọt vì tinh trùng chứa hàm lượng đường nhất định.
    • Vị tanh vì tinh trùng chứa các vitamin và khoáng chất.

Quá trình sinh tinh mất bao lâu?

Quá trình sinh tinh mất khoảng 64-72 ngày. Sinh tinh là quá trình hình thành tế bào sinh sản nam, từ tế bào chưa trưởng thành đến tế bào trưởng thành. Lúc này, tinh trùng rời tinh hoàn và di chuyển đến mào tinh hoàn để hình thành khả năng vận động cần thiết trong khoảng 10 ngày. Sau đó, tinh trùng sẽ được lưu trữ trong mào tinh hoàn đến khi chúng xuất tinh. Khi bắt đầu xuất tinh, tinh trùng di chuyển qua ống dẫn tinh và trộn với tinh dịch ở tuyến tiết và xuất ra ngoài qua niệu đạo.

Có bao nhiêu tinh trùng được tạo thêm mỗi ngày?

Cơ thể nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Khi bạn dậy thì khoảng 12 tuổi, cơ thể bắt đầu sản xuất tinh trùng và sẽ kéo dài liên tục.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành tinh trùng

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành tinh trùng, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Cơ thể thiếu kẽm, vitamin E, C,… thường ảnh hưởng đến quá trình hình thành tinh trùng. Đặc biệt, nam giới thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng gián tiếp lên tinh hoàn và trực tiếp lên tuyến yên. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không điều độ như thức khuya, thiếu ngủ, lười vận động cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Môi trường sống: Nam giới sinh hoạt, hoạt động trong môi trường tiếp xúc hóa chất cũng làm tinh trùng biến dạng.
  • Nhiệt độ: Nếu quanh bộ phận sinh dục nam giới có nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tinh trùng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo giữ nhiệt độ quanh bộ phận sinh dục nam giới khoảng 35 độ C.
  • Bệnh: Nam giới gặp biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị có thể làm giảm sinh tinh.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thể tác động đến quá trình hình thành tinh trùng như đột biến gen, dị dạng,…
  • Phóng xạ và từ trường: Nam giới thường xuyên tiếp xúc phóng xạ và từ trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, thậm chí vô sinh.

Chức năng và vai trò của tinh trùng

Tinh trùng có chức năng và vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Khi xuất tinh, tinh dịch chứa các chất hóa học như prostaglandin đưa tinh trùng đi từ tinh hoàn, thoát khỏi dương vật, đến ống dẫn trứng và thụ tinh. Nam giới thường có 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch và chỉ 1 tinh trùng có thể thụ tinh với trứng tạo ra phôi thai. Nếu số lượng tinh trùng giảm hơn so với bình thường, khả năng thụ thai sẽ thấp.

Nam giới thường có 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch và chỉ 1 tinh trùng có thể thụ tinh với trứng tạo ra phôi thai.

Có thể nhìn thấy tinh trùng bằng mắt thường không?

Tinh trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sử dụng kính hiển vi, bác sĩ có thể thấy được cấu trúc của tinh trùng.

Tinh trùng có thể tồn tại trong bao lâu?

Khi tinh trùng ở bên trong cơ thể phụ nữ có thể tồn tại tới 5 ngày. Nếu nam giới quan hệ tình dục trước khi nữ giới rụng trứng vài ngày, khả năng đậu thai rất cao.

Tinh trùng tồn tại trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vị trí tinh trùng. Trên bề mặt khô ráo như quần áo hoặc ga trải giường, tinh trùng chết trước khi tinh dịch khô. Trong môi trường nước, khả năng tinh trùng xâm nhập vào cơ thể phụ nữ và thụ thai rất thấp.

Một số biện pháp giúp nâng cao sức khỏe tinh trùng

Một số biện pháp giúp nâng cao sức khỏe tinh trùng, bao gồm:

  • Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt cá, hạt óc chó, rau và quả.

  • Hạn chế ăn sản phẩm có đậu nành, thịt đỏ đã qua chế biến, thực phẩm có chất béo chuyển hóa, sữa giàu chất béo,…

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Hạn chế uống nhiều rượu, bia.

  • Không hút thuốc lá, sử dụng ma túy.

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.

  • Hạn chế căng thẳng kéo dài.

  • Tập thể dục đều đặn.

  • Giữ bìu thoáng mát, tránh tắm nước nóng hoặc mặc quần bó sát.

Tinh trùng có chức năng và vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Tinh trùng ít về số lượng, kém về chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sức khỏe sinh nam giới. Để biết được sức khỏe sinh sản của bạn như thế nào, ít nhất cần xét nghiệm tinh dịch đồ để được đánh giá cụ thể.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề nam khoa cần tư vấn. Hãy đến với Khoa Nam học – Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thăm khám chuyên sâu với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nam khoa.

Liên hệ với Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ ngay hôm nay qua hotline 0932131393 để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe nam khoa toàn diện!

 

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm

NAM THANH NIÊN 18 TUỔI TỬ VONG KHI CẮT BAO QUY ĐẦU

Theo chuyên gia, trường hợp tử vong do cắt bao quy đầu là cực kỳ hiếm xảy ra. Rất có thể thanh niên 18 tuổi ở Phú Thọ tử vong khi cắt bao quy đầu do bị sốc phản vệ. Nam thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) nơi xảy ra vụ...

Đọc thêm