Có nên nằm lâu sau chuyển phôi

Đây là câu hỏi của đa phần các chị em sau chuyển phôi:

Bài viết sau sẽ giải đáp trăn trở đó giúp giải tỏa tâm lý của các chị em sau chuyển phôi, cùng các gia đình để hỗ trợ chị em 1 cách tốt nhất:

  • Không nên nằm lâu sau chuyển phôi
  • Nằm lâu sau chuyển phôi không giúp tăng cơ hội có thai, thậm chí có thể làm giảm.
  • Nằm lâu khiến người phụ nữ và gia đình căng thẳng.
  • Nên đi lại bình thường để thoải mái và có thể giúp cơ hội thành công cao hơn.
  • Các anh chồng nên quan tâm tạo điều kiện giúp các chị thoải mái tinh thần sau chuyển phôi.

 

 

Xin chia sẻ lại kết quả bài nghiên cứu để nhiều người biết, để hỗ trợ các chị em đang trong hành trình tìm con.

“Một nghiên cứu RCT của Sharayu Gaikwad và cộng sự so sánh 120 BN nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút và 120 BN bước xuống giường ngay và đi lại sau chuyển phôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không nằm nghỉ so với nhóm nằm nghỉ 10 phút sau chuyển phôi (lần lượt là 56,7% và 41,6%, p = 0,02). Các kết cục khác của mẹ và trẻ sơ sinh không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống giảm ở nhóm nằm nghỉ sau chuyển phôi, các tác giả đề nghị không nên kết luận rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút làm giảm tỉ lệ sinh sống, mà chỉ nên đánh giá rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi là thực sự không cần thiết, dù chỉ là 10 phút.

Nói tóm lại, nằm nghỉ sau chuyển phôi thực sự không cần thiết và không làm tăng khả năng có thai sau điều trị. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy có thể ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ làm tổ  của phôi, đặc biệt là khi thời gian nằm nghỉ quá dài. Chúng ta nên trả bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày càng sớm càng tốt, nhằm giảm mức độ căng thẳng lo lắng cho bệnh nhân, mà không cần lo ngại kết cục điều trị bị ảnh hưởng.”

BS. Luyện Thị Ngọc Dung

Tài liệu tham khảo:

  1. Craciunas LTsampras N. Bed rest following embryo transfer might negatively affect the outcome of IVF/ICSI: a systematic review and meta-analysis. Hum Fertil (Camb).2016 Apr;19(1):16-22. doi: 10.3109/14647273.2016.1148272. Epub 2016 Mar 17.
  2. SharayuGaikwad, Nicolas Garrido, Ana Cobo, Antonio Pellicer, José Remohi. Bed rest after embryo transfer negatively affects in vitro fertilization: a randomized controlled clinical trial. Fertility and Sterility 2013, Volume 100, Issue 3, Pages 729-735.e2.

 

Hỏi Đáp:

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm

TINH TRÙNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Nam giới khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 50-100 triệu tinh trùng mỗi ngày. Vậy tinh trùng là gì? Cấu tạo, vai trò, quá trình hình thành ra sao? Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ sẽ cùng bạn giải đáp thắc về tinh trùng của nam giới qua bài viết sau....

Đọc thêm

KỸ THUẬT HOẠT HÓA NOÃN (AOA) TRONG IVF LÀ GÌ?

Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phôi không thể hình thành hoặc không đạt chất lượng khiến cả chu kỳ IVF thất bại. Vì vậy, Hoạt Hóa Noãn (AOA) ra đời đã mở...

Đọc thêm