NIÊM MẠC TỬ CUNG DÀY BAO NHIÊU THÌ CHUYỂN PHÔI DỄ ĐẬU THAI?

bởi | Th12 4, 2021 | IVF, Quy trình IVF, Sức khỏe sinh sản, Tin tức, Vô sinh - Hiếm muộn

Trong quá trình điều trị cho nhiều bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn, các bác sĩ tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ nhận thấy, để một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm thành công, ngoài các yếu tố như trứng có chất lượng tốt thì phôi khỏe mạnh, độ dày lớp niêm mạc tử cung là cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò chính để quá trình chuyển phôi được thành công. Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường và có thể chuyển phôi là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Mời quý vị và các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?

Độ dày bình thường của lớp niêm mạc tử cung thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, diễn ra từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về cơ quan sinh dục, lúc mang thai và sau khi mãn kinh.

– Theo Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (Radiological Society of North America), niêm mạc tử cung ở mức mỏng nhất trong đầu thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thường dày khoảng từ khoảng 2 đến 4 mm.

– Nửa đầu của giai đoạn tăng sinh bắt đầu vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của kỳ kinh hoặc khoảng thời gian giữa khi kết thúc kinh nguyệt, khi ngừng chảy máu và trước khi rụng trứng. Ở các giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và có thể đo được từ 5 đến 7 mm.

– Khi chu kỳ tiến triển và tiến tới rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, lên tới khoảng 11 mm.

-Khoảng 14 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt phóng noãn. Trong giai đoạn này, bề dày niêm mạc tử cung là lớn nhất và có thể đạt tới 16 mm.

Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Rõ ràng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, mang đủ tháng khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Niêm mạc tử cung có yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển phôi thành công. Nguồn ảnh:Internet.

2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi?

Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng nếu bề dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lớp niêm mạc tử cung mỏng như dính buồng tử cung. Đối với dính buồng tử cung nên thực hiện thủ thuật chụp X quang tử cung vòi trứng có cản quang để phát hiện trước khi thực hiện chuyển phôi. Ở những trường hợp không dính buồng tử cung, các chuyên gia cho rằng có thể do lớp chức năng của niêm mạc tử cung không phát triển dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng.

3. Canh niêm mạc bao nhiêu ngày thì chuyển phôi

Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nội tiết như estrogen tại ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp theo, bác sĩ sẽ theo dõi niêm mạc tử cung cho đến khi nào đạt độ dày ≥ 8 mm thì sẽ bắt đầu chuyển phôi. Độ dày lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 đến 14 mm và nếu ở ngoài khoảng này thì không phải thời điểm thích hợp nhất để chuyển phôi.

Tuy nhiên, thực tế khám chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ cho thấy, có những trường hợp bệnh nhân niêm mạc 5 – 6mm nhưng được các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn hỗ trợ bằng kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu, đậu thai và sinh con khỏe mạnh.

Bên cạnh độ dày của niêm mạc tử cung còn nhiều yếu tố và phương pháp hỗ trợ tăng tỷ lệ thành công của 1 cuộc chuyển phôi như: tâm lý thật thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học. Vì vậy, cần phải có bác sĩ chuyên khoa về hỗ trợ sinh sản để đánh giá và tư vấn chính xác nhất.

Trong những năm qua, với hệ thống máy móc hiện đại, cập nhật cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện chuyên khoa Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ, địa chỉ 23 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong hỗ trợ sinh sản nhằm giúp nâng cao tỷ lệ đậu thai, mang lại niềm hạnh phúc cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.

BỆNH VIỆN CK NAM HỌC & HIẾM MUỘN VIỆT – BỈ

Điện thoại: 0935.938.268 – 0932.131.393

Trợ lý – TS.BS Lê Vương Văn Vệ: 0903.251.961

Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Trỗi – Q.Thanh Xuân – TP.HN (Ngay 356A đường Giải Phóng rẽ vào).

Hỏi Đáp:

DÍNH BUỒNG TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN GÂY VÔ SINH NỮ

Tử cung bị dính là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, đặc biệt là đối với những người đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo hút thai, bóc tách u xơ tử cung. Dính buồng tử cung có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây ra tình trạng hiếm muộn,...

Đọc thêm

BỆNH QUAI BỊ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VÔ SINH Ở NAM GIỚI

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Tuy bản chất lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, tổn thương hệ thần kinh...

Đọc thêm

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm