KHÔNG TINH TRÙNG Ở NAM GIỚI – VẤN ĐỀ KHÔNG MỚI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

bởi | Th4 24, 2024 | Kiến Thức, Nam Khoa, Sức khỏe sinh sản

Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, việc đối mặt với vấn đề không tinh trùng ở nam giới không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều gia đình.

Tình trạng không có tinh trùng là gì?

Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng từ yếu tố môi trường, lối sống không lành mạnh, đến các bệnh lý di truyền và áp lực tâm lý.

Không có tinh trùng (tên gọi khác là vô tinh – Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. 

Tình trạng này thường chia thành 2 loại gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Trong đó, tỷ lệ nam giới không tinh trùng không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.  

Nguyên nhân không tinh trùng

Không có tinh trùng do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.

Không có tinh trùng do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…)

Không có tinh trùng do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn (Anorchia), tinh hoàn ẩn (tinh hoàn chưa tụt xuống bìu), Hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngưng sinh tinh (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn), teo tinh hoàn sau bệnh quai bị…

Các phương pháp điều trị không có tinh trùng

Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các chuyên gia Nam học có thể thực hiện các phương pháp sau đây. 

Điều trị nội khoa

Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.

Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định  

Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như: 

– Giãn tĩnh mạch thừng tinh

– Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn

– Vô tinh do bế tắc trong mào tinh

– Ống dẫn tinh bị tắc 

– Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:

– Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)

– Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh  (MESA)

– Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)

– Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE) 

Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.

Những điều nên làm để hỗ trợ điều trị không có tinh trùng

Để việc điều trị không tinh trùng đạt hiệu quả, các chuyên gia Nam học khuyến cáo người bệnh nên: 

– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng

– Tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi sát sao

– Quan tâm đến biểu hiện của cơ thể và thông báo lại với bác sĩ khi cần

– Xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp 

Các phương pháp như TESE (Testicular Sperm Extraction), Micro-TESE, MESA (Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration), PESA (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration) đã mở ra nhiều cơ hội cho những người không tinh trùng có thể trở thành cha khi kết hợp với các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Hỏi Đáp:

DÍNH BUỒNG TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN GÂY VÔ SINH NỮ

Tử cung bị dính là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, đặc biệt là đối với những người đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo hút thai, bóc tách u xơ tử cung. Dính buồng tử cung có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây ra tình trạng hiếm muộn,...

Đọc thêm

BỆNH QUAI BỊ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VÔ SINH Ở NAM GIỚI

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Tuy bản chất lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, tổn thương hệ thần kinh...

Đọc thêm

RỐI LOẠN KHOÁI CẢM Ở PHỤ NỮ PHẢI LÀM SA0?

Cảm xúc trong tình yêu và sau khi yêu là những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không ít phụ nữ lại e sợ khi được người bạn đời “yêu thương” hay “động chạm”. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc cá nhân và đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở...

Đọc thêm

SAU BƠM IUI BAO LÂU TINH TRÙNG GẶP TRỨNG?

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) đã trở thành giải pháp phổ biến giúp các cặp đôi hiếm muộn có cơ hội đón nhận niềm vui làm cha mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là sau khi bơm IUI, tinh trùng sẽ gặp trứng trong bao lâu?...

Đọc thêm