Phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản

Trang chủ Chuyên khoa nam học Các bệnh lý nam học Phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản

Tác giả thông báo 54 trường hợp phục hồi ống dẫn tinh (ODT) sau triệt sản bằng kỹ thuật vi phẫu tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Học Viện Quân Y và Bệnh viện Việt Đức. Trong đó, người trẻ nhất là 23, già nhất là 55 tuổi. Số con của họ hiện có từ 0 – 6, lý do chủ yếu để mổ là phục hồi sinh sản do con chết, hoặc tái kết hôn.

Kiểm tra 42 bệnh nhân, kết quả lưu thông 83,33%, có thai 66,67 %. Các yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật bao gồm: tuổi người bệnh, thời gian triệt sản, kháng thể chống tinh trùng; chất lượng tinh trùng trong đầu tinh hoàn khi mổ và tinh trùng trong tinh dịch sau phẫu thuật.

The authors announced 54 cases of microscopic vasectomy reversal in Andrology and Infertility Hospital of Ha Noi, Academy Military of Medicine and Viet-Duc hospital. The youngest is 23 Ys and oldest is 55 Ys. Ones`s children 0 – 6 present. Major cause is refertility because Whos`children were died and remarriage. The result in our patients were checked a patency and pregnancy was 83,33 and 66,67 percent. respectively. The patency andpregnancywere effected year old, period of time from vasectomy to vasectomyreversal; antisperm-antibody; quatility sperm in deferent end of testis and in semen

phau-thuat-phuc-hoi-ong-dan-tinh-sau-triet-san

1.Đặt vấn đề

Phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau khi triệt sản (Vasectomy reversal) lần đầu tiên được O’Conor 4 mô tả. Sau đó, có nhiều tác giả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng, từ kỹ thuật mổ kinh điển đến trợ giúp của kính loupe, kính vi phẫu7. trong phẫu thuật có đặt stent hoặc không. Song hàng đầu trong lĩnh vực này phải kể đến S.J.Silber7; LeeHy8; Belker AM3; Mc Goldstein1 .

Kết quả phẫu thuật ODT thể hiện lưu thông miệng nối (thành công về giải phẫu) và có thai (thành công về sinh lý).Có nhiều yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật như thời gian triệt sản, tuổi người bệnh, kháng thể chống tinh trùng, chất lượng tinh trùng trong ODT đầu tinh hoàn và trong tinh dịch sau mổ…

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 54 đối tượng phục hồi ODT sau triệt sản nhằm mục tiêu:

– Đánh giá kết quả phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản.

– Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

2.1. Đối tượng nghiên cứu

54 nam giới có nhu cầu phục hồi ống dần tinh sau triệt sản.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Kỹ thuật nối ống dẫn tinh: Theo phương pháp Mc. Goldstein1

2.2.2. Nghiên cứu Kết quả lưu thông và có thai sau phẫu thuật.

2.2.3. Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật: Tuổi; Thời gian triệt sản; kháng thể chống tinh trùng; chất lượng tinh trùng trong dịch lòng ODT đầu tinh hoàn; trong tinh dịch sau phẫu thuật.

2.3. Phân tích số liệu: Dùng thuật toán:

+ So sánh sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình dựa vào test Student hay còn gọi là test T

+ Tương quan và hồi qui dựa vào phương trình Y = aX + b

 

3.Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1 Kết quả lưu thông và có thai sau mổ

 

STTSố lượngTỉ lệ %Ghi chú
Số lượng đã kiểm traLưu thông

Vợ mang thai

42/5435/42

28/42

77,7783,3366,66

 

3.2. Mối tương quan giữa kết quả phẫu thuật với các yếu tố:

Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa kết quả phẫu thuật và thời gian triệt sản

Thời gian (năm)N = 42Kết quả phẫu thuật
Lưu thôngTỷ lệ %Có thaiTỷ lệ%
< 33-5

6-10

>10

1218

10

2

1116

7

1

91,6788,8970,0050,001013

5

0

83,3372,22

50,00

0,00

 

Nhận xét: Kết quả phẫu thuật và thời gian triệt sản có mối tương quan nghịch đảo(r=0.47)

 

Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa Kết quả phẫu thuật và tuổi bệnh nhân

Tuổi bệnh nhân(năm)n = 42Kết quả phẫu thuật
Lưu thôngTỷ lệ%Có thaiTỷ lệ%
<3030-40

41-50

>50

424

12

2

422

8

1

100,0091,6766,67

50

416

8

0

10066,67

66,67

0,00

Nhận xét:Tuổi càng trẻ khả năng có thai sau mổ càng cao

 

Bảng 3.3 Mối liên hệ giữa Kết quả phẫu thuật và dịch ODT đầu tinh hoàn.

Phân độ dịch ODTn= 42Kết quả phẫu thuật
Lưu thôngTỷ lệ%Có thaiTỷ lệ%
Độ 1Độ 2

Độ 3

Độ 4

Độ 5

76

19

8

2

76

16

5

1

100100

84,21

62,50

50

75

12

4

0

10083,33

63,15

50,00

0,00

Nhận xét:Chất lượng tinh trùng trong dịch ODT tỷ lệ thuận với kết quả phẫu thuật.

 

Bảng 3.4. Mối tương quan giữa kết quả phẫu thuật và chất lượng tinh trùng trong tinh dịch

Số lượng (triệu/ml)N= 3528 Mang thaiTỷ lệ %
<1010-20

21-40

> 41

26

15

12

13

13

11

50,0050,0086,6691,66

Nhận xét: Chất lượng tinh trùng và có thai tỷ lệ thuận với nhau (r=0.91).

 

  1. Bàn luận.

Kết quả phẫu thuật nối ODT sau triệt sản thể hiện trong 2 lĩnh vực, lưu thông ODT tức là thành công về giải phẫu và mang thai-thành công về sinh lý. Kết quả thành công về giải phẫu (40-90%) bao giờ cũng cao hơn sinh lý (7-71%) [1,7], Vậy những yếu tố nào tác động đến kết quả sinh sản sau nối ODT lưu thông miệng nối?.

Theo Belker A.M, Silber những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật trước hết phải là lưu thông miệng nối. Ngoài lưu thông miệng nối, tuổi đối tượng, thời gian triệt sản, những biến đổi mô học, miễn dịch, … là những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật.

3.1. Thời gian thắt ống dẫn tinh.

Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật (Bảng 3.1) chúng tôi nhận thấy mối tương quan nghịch đảo chặt chẽ giữa thời gian thắt ODT và kết quả phẫu thuật, được biểu diễn trên đồ thị 3.1 theo phương trình đường thẳng

y = -2.2x + 12 ; r = 0,47; nghĩa là thời gian thắt ODT càng ngắn kết quả lưu thông và có thai càng cao,

Đồ thị 3.1.Biểu diễn mối tương quan giữa thời gian thắt ODT và kết quả phẫu thuật

 

3.2. Phân tích mối tương quan giữa tuổi bệnh nhân và kết quả phẫu thuật (bảng 3.2) chúng tôi nhận thấy tuổi <30 lưu thông và có thai 100%, từ 31- 40 lưu thông 85% và có thai 45%, từ 41-50 lưu thông 50% có thai 25%. Kết quả nghiên cứu được biểu diễn trên đồ thị 4.2 theo phương trình:

y = -1,4x +10;r = 0,26.

Đồ thị 4.2. Biểu diễn mối tương quan giữa tuổi bệnh nhân và kết quả phẫu thuật

Đồ thị này cho thấy tuổi và kết quả phẫu thuật nối phục hồi ODT tương quan nghịch đảo với nhau, có nghĩa là tuổi càng cao, kết quả lưu thông cũng như có thai càng thấp

3.3. Tinh trùng trong dịch ODT đầu tinh hoàn.

Phân tích mối tương quan giữa chất lượng dịch ODT và kết quả phẫu thuật ở bảng3.3. được biểu diễn trên đồ thị 4.3, chúng tôi nhận thấy 2 yếu tố này có mối tương quan chặt chẽ theo phương trìnhy= -0.7x + 7.3;r = 0,21.

Đồ thị 4.3. Biểu diễn mối tương quan giữa kết quả phẫu thuật và chất lượngdịch ODT. Trục tung biểu thị có thai. Trục hoành biểu diễn chia độ dịch ODT.

Theo Silber S.J.[ ] chất lượng tinh trùng trong dịch ODT đầu gần tinh hoàn giúp ta tiên lượng kết quả phẫu thuật, đặc biệt kết quả mang thai. Điều này rất phù hợp vì chất lượng tinh dịch đầu gần phản ánh chức năng hiện tại của tinh hoàn. Belker AM.[29] phân tích mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng trong dịch ODT đầu tinh hoàn và kết quả phẫu thuật. Tác giả cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng dịch ODT và kết quả phẫu thuật (r= 0,42). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống nhận xét của các tác giả BelkerA.M.[ ] LeeHy[8],

3.5. Chất lượng tinh trùng trong tinh dịch

Bảng 3.43 cho chúng tôi nhận thấy chất lượng tinh trùng trong tinh dịch sau mổ có mối tương quan thuận với khả năng có thai. Mối tương quan được biểu diễn trên đồ thị 4.5 theo phương trình y = 3,5x-2,5; r = 0,91. Nghĩa là chất lượng tinh trùng sau mổ càng tốt thì tỷ lệ có thai càng cao.

Đồ thị 4.5.Mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng trong tinh dịch sau mổ với lưu thông và có thai.

 

  1. Kết luận:

Tác giả công bố kết quả phẫu thuật phục hồi ODT sau triệt sản ở 54 bệnh nhân. Kết quả lưu thông miệng nối: 83,33%; có thai 66,67% . Những yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật gồm: tuổi người bệnh, thời gian triệt sản, chất lượng tinh trùng trong lòng ODT đầu tinh hoàn khi phẫu thuật và tinh trùng trong tinh dịch sau mổ.

 

Tài liệu tham khảo.

  1. Marc Goldstein, M.D Surgery of men infertility and the scostal disorders.

Campbell’s Urology six edition 1992; p3114 – 3147.

  1. William R.Finger Attacting men to vasectomy Network spring 1988.P26
  2. AM. Belker et al… Result of 1,469 microsurgical vasectomy reveral by vasovasostomy study grups. The J-Urol vol 145.505 – 511.March 1991.
  3. V.J.O’connor; Anastomosis of the vas deferene after purposefull division for sterility. The J-Urol vol 59.P229 -233.1948.
  4. A.Shanberg et al … Laser – assistervansectomyreveral: experient in 32 patients the J- Urol vol vol 43. P 528 – 530.1990.
  5. JN.Weiss. MD; and B.C.Mellinger,M.D; Fertility rates with delayed glue: Vasovasostomy in rats. Fertility and steritity vol 57 No4- p 908 – 911.1992
  6. Sillber SJ Microscopic vasectomy reversal: the firth 300 cases. Urologic Clinics of North American 5 (3): 573 – 584. October 1978.
  7. LeeHy A 20 – year experience with vasovasostomy.

Journal of Urology. 1986 Aug;136 (2): 413-415

Nguồn: Ts- Bs Lê Vương văn Vệ; – Gs- Ts Trần Quán Anh; Gs-Ts Phạm Gia Khánh; Gs-Ts Trần Thị Trung Chiến

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •