6 NĂM – 1 HÀNH TRÌNH KHAO KHÁT TÌM CON CỦA CẶP ĐÔI HIẾM MUỘN

Trang chủ Vô sinh - Hiếm muộn Thụ tinh ống nghiệm (IVF) 6 NĂM – 1 HÀNH TRÌNH KHAO KHÁT TÌM CON CỦA CẶP ĐÔI HIẾM MUỘN

Con cái là niềm hạnh phúc, là “sợi dây” gắn kết của mỗi gia đình. Thế nhưng, với những cặp vợ chồng hiếm muộn thì thì việc có được tiếng khóc cười của con trẻ lại là một hành trình đầy gian khó. Câu chuyện vợ chồng chị Đỗ Mai Hoa (1989) và anh  Phạm Văn Quyết (1987) ở Vũ Thư, Thái Bình là một trong những trường hợp như vậy. 6 năm kết hôn thì, thì từng ấy quãng thời gian vợ chồng anh Quyết, chị Hoa phải gian truân kiếm tìm con yêu.

Chị Đỗ Thị Hoa nhớ lại: Suốt chặng đường hiếm muộn 6 năm, gia đình anh chị “gõ cửa” khắp mọi nơi, điều trị không biết bao nhiêu loại thuốc, từ đông y đến tây y… đều không thành công. “Có bệnh thì vái tứ phương”, hễ có ai mách bảo ở đâu là hai vợ chồng anh chị đều đi điều trị, nhưng không có kết quả như mong đợi. 6 năm dài không có con, gia đình anh chị đã tiêu tốn quá nhiều chi phí vào việc chữa trị, nhiều lúc anh chị cảm thấy gục gã và muốn buông xuôi…

Ảnh cưới chị Đỗ Mai Hoa và anh  Phạm Văn Quyết.

Thế rồi, nhờ sự động viên từ gia đình, người thân và bạn bè, anh chị quyết tâm “khăn gói” lên Hà Nội để tiếp tục hành trình kiếm tìm con yêu.

“Sau khi biết thông tin Bệnh viện CK Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ, địa chỉ 23 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trên cả nước, gia đình tôi quyết định lựa chọn nơi đây để hiện thực hóa mong ước sinh con của mình. Tháng 6/2020, vợ chồng tôi đến Bệnh viện thăm khám. Tại đây, chồng tôi chẩn đoán tinh trùng yếu, tôi bị tắc vòi trứng bên phải, bác sĩ tư vấn nên làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, khi đó, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình tôi chưa đủ tiền để làm IVF ngay đợt này, nên đành ra về… Về nhà, với mong muốn được nghe tiếng khóc cười con trẻ trong nhà, nên hai vợ chồng động viện nhau, chạy vạy người thân để tiếp tục hành trình kiếm con yêu của mình. Khoảng gần 1 tháng sau, vợ chồng mình quyết định trở lại bệnh viện làm hồ sơ IVF. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng đầu do trứng ít và kém nên không kích trứng được, phải sang tháng thứ 3 mới kích được trứng…”. Chị Đỗ Mai Hoa tâm sự.

Chị Hoa cũng cho biết, sau khi sức khỏe ổn định, tháng 9 chị được chọc trứng, ngày 16/11/2020 chị được chuyển phôi. Với sự giúp đỡ tận tâm của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện, đặc biệt bác sĩ Trần Minh Thắng – người đã đồng hành cùng vợ chồng chị từ những ngày đầu tiên đến bệnh viện, cuối cùng may mắn đã đến với gia đình chị Hoa và anh Quyết ngay lần đầu chuyển phôi. Sau 6 năm trời đằng đẵng mong mỏi con, ngày 13/7/2021, cô công chúa Phạm Đỗ Hà Vy cất tiếng khóc chào đời.

Cô công chúa Phạm Đỗ Hà My sinh ra từ chiếc nôi Việt Bỉ.

“Đến bây giờ khi được ôm con vào lòng và ngắm nhìn con mỗi ngày, tôi thấy quá diệu kỳ như một giấc mơ. Tôi đã được làm mẹ”. Chị Hoa bồi hồi chia sẻ.

Bao đắng cay, tủi hờn bỏ lại phía sau, giờ đây gia đình chị Hoa và anh Quyết đã ngập tràn tiếng khóc cười của con trẻ.

Bệnh viện CK Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ chúc mái ấm gia đình chị anh chị luôn tràn đầy hạnh phúc và thật nhiều sức khỏe. Chúc cô con gái Hà Vy luôn mạnh mẽ và kiên cường, mạnh giỏi.

Ảnh đầy tháng bé Phạm Đỗ Hà My. Nguồn ảnh gia đình cung cấp.

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA NAM HỌC & HIẾM MUỘN VIỆT – BỈ

Điện thoại: 0935.938.268 – 0932.131.393

Trợ lý – Tiến Sĩ.Bác Sĩ: Lê Vương Văn Vệ. SĐT: 0903.251.961

Địa chỉ: 23 đường Nguyễn Văn Trỗi – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội (Ngay 356A đường Giải Phóng).

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •