Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp tăng khả năng phục hồi của bệnh nhân. Bài viết dưới đây chia sẻ những điều cần biết về ung thư tử cung để phòng tránh sớm.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phát triển từ các tế bào khác thường trong phần cổ của tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi 30-50. Việc thăm khám và kiểm soát sớm giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Tăng cơ hội hồi phục và đảm bảo sức khỏe ở phụ nữ.
Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu không có bất kỳ dấu hiệu nào, nhưng khi bệnh phát triển thì có thể gây ra các triệu chứng. Dưới đây mà những dấu hiệu cần phải chú ý.
Dấu hiệu đau và khó chịu
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư là cảm giác đau và khó chịu ở vùng chậu. Khó khăn khi đi tiểu hay tiểu lắc nhắc, nhiều lần. Nếu bạn cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, hoặc thấy khó chịu ở bụng dưới. Bạn nên đi khám bác sĩ để được khám và tìm hiểu nguyên nhân.
Dấu hiệu ra máu
Một dấu hiệu khác là ra máu khi không phải là kinh nguyệt. Đi tiểu, đi ngoài ra máu đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung xâm lấn bàng quang, trực tràng. Nếu bạn có chảy máu sau khi quan hệ tình dục, hoặc có ra máu nhiều hơn trong kinh nguyệt. Khí hư âm đạo bất thường, có mùi hôi và màu xám đục. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và khám nghiệm.
Dấu hiệu khác
Có những dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi bạn mắc ung thư. Chẳng hạn như sưng ở chân, đau lưng và bụng, hoặc bị tiểu đêm. Chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện và chữa trị bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân mắc ung thư tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nhưng theo thống kê của WHO, có khoảng 99,7% trường hợp là do nhiễm virus HPV. Đây được coi là nguyên nhân cao nhất dẫn đến nữ giới mắc bệnh lý này.
Virus HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, cho dù không quan hệ chỉ tiếp xúc ngoài da cũng có nguy cơ bị nhiễm phải. Những người bị nhiễm virus hầu như không có triệu chứng cụ thể. Có trường hợp người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị.
Tuy nhiên có những trường hợp, virus tồn tại lâu ngày trong cơ thể gây ra sự thay đổi gen. Ảnh hưởng đến quá trình tế bào và khiến chúng trở nên bất thường, làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung.
Trong những năm gần đây, một số quốc gia ghi nhận bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở những đất nước có lối sống quan hệ tình dục sớm.
Đối tượng nào dễ mắc ung thư tử cung?
Một số đối tượng dễ mắc bệnh ung thư bao gồm:
- Phụ nữ có tiền sử nhiễm vi rút HPV (Human Papillomavirus).
- Phụ nữ có hành vi tình dục không an toàn hoặc có nhiều đối tác tình dục.
- Phụ nữ trên 30 tuổi chưa tham gia chương trình xét nghiệm sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung trong vòng 5 năm.
- Phụ nữ có tiền sử bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như HIV/AIDS, chlamydia, herpes, gonorrhea.
- Phụ nữ có tiền sử nhiễm tạp chất hóa học hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác, ví dụ như thuốc lá, rượu bia, thuốc nhuộm tóc, chất làm đẹp,..
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những đối tượng trên chắc chắn sẽ mắc bệnh, vì việc phát triển của ung thư là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Tổng kết
Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm là rất quan trọng để tăng cơ hội phục hồi và sống sót. Do đó, hướng đến việc ngăn ngừa, phụ nữ nên chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình, tham gia chương trình xét nghiệm sàng lọc tầm soát định kỳ và giữ cho bản thân luôn trong trạng thái khỏe mạnh.