Tắc vòi trứng có thể có con không?

Trang chủ Khám tiền hôn nhân Tắc vòi trứng có thể có con không?

Hiện nay, có khá nhiều bệnh khiến cho người phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh như: Các bệnh phụ khoa, thiếu nội tiết tố, rối loạn sinh trứng, các bệnh về tử cung… Tắc vòi trứng cũng là một bệnh chiếm tỉ lệ cao trong các trường hợp vô sinh ở nữ giới. Vậy người bị tắc vòi trứng có thể có thể có con được hay không? Đây là câu hỏi mà người bệnh luôn lo lắng.

Tắc vòi trứng hay còn gọi là tắc ống dẫn trứng là bệnh thường gặp ở những phụ nữ quan hệ tình dục với những người đã từng bị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hay cũng có thể do vệ sinh hàng ngày kém gây ra. Tổn thương vòi trứng thực chất là do các viêm nhiễm đường sinh dục gây nên. Nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như lậu cầu, vi khuẩn chlamydia, mycoplasma, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lạc nội mạc tử cung, tiền sử phẫu thuật tiểu khung.

Vòi trứng có kích thước nhỏ, nhiều lông tua. Khi buồng trứng phóng noãn, trứng sẽ di chuyển từ vòi trứng đến buồng tử cung khoảng 60 – 70 giờ sau khi phóng noãn. Ngược lại với sự di chuyển của trứng là sự di chuyển của tinh trùng từ buồng tử cung đến vòi trứng. Sự di chuyển này phụ thuộc vào tính chất của tế bào như lông tua của vòi trứng cũng như sự co bóp của vòi trứng. Cuối cùng trứng và tinh trùng gặp nhau ở vòi trứng và sự thụ thai diễn ra tại đây.

Nếu bị tắc ống dẫn trứng sẽ ngăn cản trứng và tinh trùng di chuyển và gặp được nhau để thụ thai. Dù trứng khi đã gặp tinh trùng và thụ thai nhưng không thể di chuyển vào bên trong tử cung sẽ bị tắc lại và làm tổ trực tiếp tại vòi tử cung. Tuy nhiên vòi trứng lại không phải là vị trí thích hợp để nuôi dưỡng bào thai, khi bào thai tăng kích thước, vòng trứng không giãn nở kịp sẽ gây vỡ thai và xuất huyết tại vòi trứng. Tình trạng này còn được nhắc đến là chửa ngoài dạ con. Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ gây xuất huyết tại ổ bụng và vòi trứng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể mất máu nhiều dẫn đến tử vong hoặc người bệnh có thể bị cắt một bên vòi trứng của mình.

Viêm nhiễm có thể gây ra tổn thương vòi trứng, lớp biểu mô có lông tơ bị phá hủy làm cho sự di chuyển của trứng và tinh trùng trong vòi trứng bị chậm lại, thậm chí còn bị chặn đứng lại. Loa vòi có thể bị bịt kín, gây ư dịch, ngăn cản hoàn toàn sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng.

Viêm tiểu khung chủ yếu lây qua đường sinh dục nhưng vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể sau khi can thiệp các thao tác phụ khoa như đặt dụng cụ vào tử cung, sau sinh đẻ, sảy thai, nạo phá thai và làm sinh thiết nội mạc tử cung.

Viêm vòi trứng cũng có thể để lại sẹo trong vòi trứng do không được điều trị gây chít hẹp và tắc nghẽn vòi trứng ngăn cản đường đi của trứng và tinh trùng, gây ra vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Buồng trứng hoạt động không hiệu quả, nội tiết tố mất cân bằng, bị tắc nghẽn sẽ khiến chu kỳ trứng rụng và kinh nguyệt không ổn định. Từ đó nữ giới khó các định thời điểm rụng trứng để thụ thai, chất lượng trứng bị giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản.

Theo số liệu thống kê được, các nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến như không rụng trứng khoảng 20 – 40% tùy độ tuổi, vô sinh do tắc vòi trứng từ 30 – 40%, do lạc nội mạc tử cung khoảng 10 – 20%, không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10%, và thường gặp là các trường hợp có nhiều hơn một nguyên nhân. Qua đó có thể thấy vô sinh nữ do tắc vòi trứng chiếm tỉ lệ khá cao và cần đáng lưu tâm.

Có 3 trường hợp tắc ống dẫn trứng. Có thể bệnh nhân chỉ bị tắc bên trái, chỉ bị tắc bên phải hoặc cả hai bên. Nếu bệnh nhân chỉ tắc vòi trứng một bên thì vẫn có thể mang thai theo cách tự nhiên. Tuy nhiên tỉ lệ thụ thai sẽ khó hơn bình thường do lúc này chỉ có một bên vòi trứng hoạt động bình thường. Nhưng nếu người bệnh bị tắc cả hai bên thì khả năng mang thai hầu như rất thấp hoặc sẽ bị mang thai ngoài tử cung, để tránh điều đó người bệnh bắt buộc phải có can thiệp các thủ thuật y học.

Mặc dù vậy người bệnh không cần quá lo lắng. Sự tiến bộ của y học hiện đại đã mở ra nhiều hướng điều trị mới hiệu quả cho những bệnh nhân tắc ống dẫn trứng.

Hiện nay có hai hướng điều trị chính là điều trị nội khoa và điều trị can thiệp ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa trong chữa bệnh tắc nghẽn vòi trứng là một trong những phương pháp nhẹ nhàng nhất. Phương pháp này được áp dụng trong điều trị các trường hợp tắc vòi trứng do viêm nhiễm gây ra bởi các vi khuẩn và vi nấm.

Thuốc được áp dụng trong điều trị thường là thuốc đặc hiệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm tồn tại trong vòi trứng, có tác dụng làm sạch và khơi thông khu vực này.

Điều trị nội khoa chữa tắc vòi trứng hiệu quả chỉ có thể thực hiện sau khi đã thăm khám và có các kết quá xét nghiệm cụ thể, bệnh nhân được sự tư vấn trực tiếp đến từ phía bác sĩ.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, điều trị tắc vòi trứng không những không hiệu quả, tốn kém chi phí mà còn có thể xảy ra những biến chứng không mong muốn.

Điều trị can thiệp ngoại khoa

Áp dụng các thủ thuật ngoại khoa trong chữa trị tắc vòi trứng là biện pháp chữa trị tắc vòi trứng chủ yếu và khá hiệu quả của y học hiện đại. Các thủ thuật ngoại khoa bao gồm: Bơm hơi, nội soi ống dẫn trứng, cắt – nối ống dẫn trứng,…

Phương pháp bơm hơi:

Bơm hơi được áp dụng cho 10% các trường hợp tắc vòi trứng hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa dùng trong bơm hơi kết hợp với thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh và kháng viêm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và bơm chúng vào vòi trứng.

Hiện nay bơm hơi ít được áp dụng. Do phương pháp này mang lại những biến chứng nguy hiểm và gây ra đau đớn cho người bệnh cả trong và sau qua trình điều trị.

Phương pháp nội soi ống dẫn trứng:

Có hai thủ thuật nội soi được áp dụng trong chữa trị tắc vòi trứng, cụ thể là phẫu thuật nội soi những trường hợp tắc voi trứng ở đoạn gần (nội soi tử cung – vòi trứng) và phẫu thuật nội soi chỉ định tắc vòi trứng ở đoạn xa (nội soi tái tạo loa vòi).

Phẫu thuật nội soi tử cung – vòi trứng áp dụng cho 10-25% nguyên nhân tắc vòi trứng. Đây là một tỉ lệ tương đối cao cho thấy có nhiều trường hợp tắc vòi trứng là ở đoạn gần. Đo đó nội soi tử cung – vòi trứng là cách chữa trị tắc vòi trứng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ nội soi sẽ đưa dụng cụ chuyên khoa dùng trong nội soi đưa vào vòi trứng để tách những chỗ dính trong lòng vòi trứng. Phương pháp này có tỉ lệ thành công lên đến 85%. Tuy nhiên 33% trong số đó có khả năng bị tái nhiễm sau khi đã thực hiện thông tắc nội soi thành công.

Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi: Loa vòi ống dẫn trứng là một trong những bộ phận sinh dục ở nữ nằm khá xa so với tử cung ở phần đầu của vòi trứng có vai trò đón bắt trứng. Loa vòi ống dẫn trứng bị dính tắc làm suy yếu thậm chí ngăn chặn khả năng đón bắt trứng. Bác sĩ điều trị nội soi bằng cách cắt bỏ hẳn những dải dây dính quanh vòi trứng và loa vòi. Hiệu quả chữa trị tắc vòi trứng của phương pháp này rơi vào khoảng 40%.

Phương pháp phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng:

Trong trường hợp tắc ống dẫn trứng quá nặng, phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng thường được ưu tiên chỉ định. Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi trước đó đã không có hiệu quả. Biện pháp này bao gồm cắt bỏ một phần ống dẫn trứng bị ứ dịch, chừa lại tử cung và buồng trứng và nối ống dẫn trứng.

  • Cắt bỏ phần ống dẫn trứng bị ứ dịch và chừa lại tử cung và buồng trứng. Điều trị bằng phương pháp này cần đến sự đồng ý của bệnh nhân vì sau khi điều trị cắt ống dẫn trứng thì bệnh nhân muốn mang thai chỉ có thể áp dụng phương pháp mang thai nhân tạo
  • Nối ống dẫn trứng áp dụng khi vòi trứng bị tổn thương ở đoạn giữa và bác sĩ phải cắt bỏ đoạn vòi trứng bị tổn thương và nối hai đầu vòi trứng lại với nhau. Sau khi thực hiện phẫu thuật và chờ các tổn thương gây ra ở vòi trứng nhanh lành thì tỉ lệ phụ nữ có thai lên đến 80%.

Y học hiện đại đã đem lại nhiều hy vọng cho những bệnh nhân bị tắc ống dẫn trứng. Do đó người bệnh càng không nên lo lắng quá. Người phụ nữ hoàn toàn có khả năng mang thai và có con. Bệnh nhân nên tin tưởng bác sĩ và tuân thủ liệu trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chia sẻ bài viết
  •  
  •  
  •  
  •  
  •